Để phòng ngừa ung thư phổi bạn cần biết cách giữ cho phổi khỏe mạnh.
Phổi là bộ phận quan trọng của cơ thể tham gia vào quá trình hô hấp. Nhiệm vụ chính của phổi là vận chuyển oxy từ không khí vào mạch máu và giải phóng carbon dioxide ra khỏi máu.
Phổi được cấu tạo để có thể tự bảo vệ khỏi các bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên, trước một số chất độc hại trong không khí do ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, bụi... khiến phổi cũng phải "ngục ngã". Chúng làm hỏng các đường dẫn khí, đe dọa khả năng làm việc của phổi dẫn đến các bệnh về phổi như bệnh suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, khí thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh lao, xơ nang, ung thư phổi và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
Để giúp cho phổi khỏe mạnh bạn cần giúp nó tự chống lại sự tích tụ những chất độc. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch phổi mà bạn nên biết.
1. Bỏ hút thuốc
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi và ung thư phổi. Trong khói thuốc lá chứa ít nhất 69 chất gây ung thư trong đó nicotin gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
Khói thuốc lá có thể gây khó thở, thu hẹp đường dẫn khí gây ra viêm phổi mãn tính, sưng phổi. Đồng thời, nó cũng phá hủy các mô phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá thì bạn cũng có thể hít phải khói thuốc lá từ những người hút thuốc xung quanh. Đó gọi là hút thuốc thụ động. Hút thuốc thụ động có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ nhỏ như ung thư phổi, các bệnh về tim, thiếu cân ở trẻ sơ sinh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa...
Vì vậy, hãy tránh xa khói thuốc và từ bỏ hút thuốc lá để có thể bảo vệ phổi của bạn và những người xung quanh.
2. Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm
Ngoài khói thuốc lá, còn rất nhiều chất độc hại có thể gây ung thư trong không khí có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp như formaldehyde, benzene và trichloroethylene - các hợp chất dễ bay hơi (VOC).
Không khí ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, khói xe cộ... đều chứa các chất độc hại làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh nơi ở, đeo khẩu trang khi tham gia giao thông...
Đối với những người phải làm việc trong môi trường độc hại như sử dung thuốc trừ sâu, khai thác mỏ quặng phóng xạ... nên thực nghiêm các biện pháp bảo vệ hiệu quả, tránh tiếp xúc đối đa với các chất độc hại.
3. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng phòng tránh được nhiều bệnh tât và ung thư. Bạn nên tâp thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Đặc biệt để giúp phổi khỏe mạnh hơn bạn có thể tâp bài tập hít thở sâu. Hít thở sâu giúp cung cấp oxy tới mọi thế bào trong cơ thể tốt hơn.
Hít thở giúp cung cấp oxy tới mọi tế bào trong cơ thể tốt hơn, tăng cường chức năng phổi, làm sạch các độc tố và cải thiện hiệu suất của phổi.
Bài tập hít thở sâu dành cho bạn:
- Hãy ngồi xuống ở một nơi thư giãn và yên tĩnh.
- Nhắm mắt lại và hít thở thật sâu qua mũi.
- Đếm đến năm, từ từ hít vào.
- Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ.
- Lặp lại bài tập thở này 6-8 lần.
4. Ăn các thực phẩm tốt cho phổi
Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, khoáng chất có thể giúp cho phổi khỏe mạnh và làm sạch độc tố có hại trong phổi, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một số lưu ý trong ăn uống dành cho bạn:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và giải độc như tỏi, hành tây, rau oregano, bột nghệ, lựu, ớt cayenne, gừng, táo, bưởi, trà xanh, bạc hà...
- Thực phẩm giàu protein giúp duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh: sữa, pho mát, cá, các loại hạt và thịt gia cầm...
- Chọn carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, trái cây tươi và rau quả. Đồng thời, hạn chế carbohydrate đơn giản, bao gồm cả đường ăn, bánh kẹo, bánh, nước giải khát thông thường.
- Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa và không chứa cholesterol. Nên tránh các thực phẩm chứa chất béo trans và mỡ bão hòa.
- Ăn thực phẩm giàu folate như đậu lăng và đậu đen để bảo vệ phổi khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giảm các triệu chứng khó thở do COPD gây ra.
5. Cải thiện không khí trong nhà
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một số cây cảnh trồng trong nhà có thể giúp lọc ra các hóa chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzene, trichloroethylene... như máy lọc không khí tự nhiên. Vậy nên bạn hãy trồng một số loại cây như dương xỉ, lô hội, huyết dụ, cây dây nhện... để đem lại không khí trong lành cho ngôi nhà của mình.
Tốt nhất, bạn nên giảm thiểu việc sử dụng các chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm có mùi mạnh đồng thời nên mở cửa sổ giúp không khí trong nhà sach hơn, thoáng hơn.
6. Kiểm tra sức khỏe định kì
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hầu hết các loại ung thư đều không được phát hiện cho tới giai đoạn cuối, khi bệnh đã nặng. Vì vậy, bạn hãy đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những bất thường về sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.