Bão Mặt Trời được tạo ra như thế nào?

Mặt trời thực sự giống như một đại dương siêu nóng chứ không hề có vẻ cứng rắn như nhiều người vẫn nghĩ.

Bề mặt của Mặt trời nóng tới mức nó xé toạc các nguyên tử thành electron và hạt nhân, tất cả chạy quanh nhau trong một thể plasma (một trong 4 trạng thái cơ bản của vật chất). Plasma này bị đẩy xung quanh và được từ trường của Mặt trời định hình.

Trên mặt trời, plasma được tạo thành từ các proton và electron mang điện. Khi chúng chuyển động tạo ra từ trường định hình dòng chảy của các hạt. Chúng bị mắc kẹt trong một vòng lặp được gọi là Dynamo giúp giữ cho từ trường của Mặt trời tồn tại.

Từ trường này lưu trữ một lượng lớn năng lượng và mang theo một lượng Plasma Mặt trời rò rỉ ra ngoài hệ mặt trời. Khi đó, Plasma Mặt trời rò rỉ nhỏ giọt liên tục giống như một cơn mưa ánh sáng tạo ra một kiểu thời tiết không gian được gọi là gió Mặt trời.

Vì Plasma của Mặt trời khuấy động và chạy xung quanh chính nó khiến từ trường của nó bị bẻ cong và xoắn lại tạo ra các nút từ tích tụ năng lượng khổng lồ. Khi các nút từ bị vỡ sẽ phun plasma và những thứ khủng khiếp khác ra khắp hệ Mặt trời, tạo ra bão Mặt trời.

Có nhiều loại bão Mặt trời khác nhau như lóa Mặt trời, một làn sóng bức xạ năng lượng cao chạy qua hệ Mặt trời với tốc độ ánh sáng. Trong quá trình này chúng quét sạch các proton trong gió Mặt trời và tăng tốc chúng tạo thành bão proton Mặt trời tốc độ cao.

Một loại bão Mặt trời khác là CME hay các vụ phun trào nhật hoa, chúng tách hàng triệu hoặc hàng tỷ tấn plasma khỏi bầu khí quyển của Mặt trời, rồi phun chúng vào hệ Mặt trời với tốc độ lên tới 9 triệu km/h.

Các cơn bão mặt trời nhỏ có thể làm hỏng vệ tinh nhân tạo ảnh hưởng tới liên lạc vô tuyến hoặc gây nguy hiểm cho các phi hành gia. Nhưng nhờ sự bảo vệ của bầu khí quyển trái đất lóa Mặt trời gần như vô hại đối với con người dưới mặt đất. Bầu khí quyển trái đất hấp thụ các vụ nổ tia X từ trên cao trong khí quyển trước khi chúng chạm tới bề mặt.

Từ trường Trái đất là chệch hướng di chuyển của Plasma nhiễm điện từ CME đến hai cực Bắc và Nam nơi các hạt năng lượng rơi vào bầu khí quyển khiến bầu khí quyển phát sáng và tạo ra cực quang tuyệt đẹp.

Thứ Ba, 29/11/2022 13:57
31 👨 310
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ