Mặt Trời đang bước vào chu kỳ hoạt động mới, Trái Đất hứng chịu thêm nhiều đợt bão bức xạ nguy hiểm

Kết quả quan sát và phân tích số liệu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy Mặt Trời đang có dấu hiệu “tăng động” bất thường thời gian gần đây. Minh chứng rõ nét nhất là liên tiếp những đợt bão mặt trời gây ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất trong vài tuần qua.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận một vụ phun trào nhật hoa (CME) diễn ra vào ngày 21 tháng 7, với luồng bức xạ cực mạnh di chuyển qua hệ mặt trời và tạo ra một cơn bão địa từ nhỏ khi tiếp xúc với Trái đất. Đây về cơ bản là một dạng bão mặt trời, giải phóng ra các luồng plasma tích điện khổng lồ. Chúng gửi một dòng điện tích mang theo hàng tỉ tấn hạt tích điện và từ trường, di chuyển về phía Trái đất với tốc độ vài triệu dặm một giờ.

Nguồn: NOAA

Khi CME va chạm vào Trái đất, tùy vào độ mạnh yếu, chúng có thể gây ra các cơn bão địa từ, làm gián đoạn các vệ tinh, lưới điện, và làm cho cực quang có thể nhìn thấy được ở những nơi xa hơn trên địa cầu so với mức bình thường. NOAA cảnh báo những sự kiện bão mặt trời tiêu cực này có khả năng trở nên thường xuyên hơn trong những tháng tới, do chu kỳ hoạt động của mặt trời đang chuyển dịch theo hướng “tăng động” hơn.

“Chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời đang tăng trở lại, có nghĩa là các hiện tượng như CME và gió mặt trời sẽ gia tăng tần suất. Tùy thuộc vào quy mô và quỹ đạo của các trận bão mặt trời, những tác động có thể xảy ra đối với không gian gần Trái đất và từ quyển của Trái đất có thể khác nhau, phổ biến nhất là hiện tượng bão địa từ, có thể làm gián đoạn các cơ sở cung cấp điện cũng như hệ thống liên lạc và định vị. Những cơn bão này cũng có thể gây ra thiệt hại cho các vệ tinh quay quanh quỹ đạo và Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)”.

Những hình ảnh đầu tiên về mặt trời được chụp bởi GOES-18 vào ngày 10 tháng 7 năm 2022,
Những hình ảnh đầu tiên về mặt trời được chụp bởi GOES-18 vào ngày 10 tháng 7 năm 2022,

Hiện tại, nhân loại chỉ có một công cụ duy nhất để quan sát trực tiếp những đợt bùng phát bão mặt trời như vậy, đó là vệ tinh GOES-18 của NOAA. Được NASA phóng thành công vào tháng 3 năm nay, vệ tinh thời tiết này đã chụp được những khung cảnh tuyệt đẹp về hành tinh của chúng ta thông qua hệ thống camera Advanced Baseline Imager tối tân. Ngoài ra, khả năng quan sát mặt trời của GOES-18 cũng là rất tốt nhờ hệ thống các máy ảnh tia X và tia cực tím (EUV). Những hệ thống camera chuyên dụng này có thể quan sát nhiệt độ cực cao của hào quang mặt trời để ghi nhận thông tin về các sự kiện như CME và gió mặt trời.

Chủ Nhật, 31/07/2022 00:58
52 👨 508
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ