Một nhóm các nhà y học Mỹ vừa công bố rằng họ vừa tìm thấy một loại thuốc chế tạo từ Enzyme trên nhím chuyên dùng để điều trị ung thư có khả năng là tái sinh thêm các mô cơ tim, giúp ngăn ngừa tim sung huyết. Hiện thông tin trên đang gây xôn xao giới y học trên toàn cầu.
Theo thông tin đăng tải trên trang kỷ yếu của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, có rất nhiều bộ phận trên cơ thể người luôn phát triển liên tục tuy nhiên chỉ duy nhất có tim thì không. Bởi vì tim không có khả năng tự sửa chữa các thiệt hại về ADN trong chính nó. Vậy nên, những ai thường mắc các chứng đau tim thì gần như sẽ bị bệnh vĩnh viễn khó có thể điều trị dứt điểm được. Về lâu dài, dẫn đến triệu chứng gọi là suy tim.
Trong nhiều năm qua, Tiến sĩ Lawrence Lum, Giáo sư Sinh học tế bào tại Trung tâm y tế tây Nam UT đã tiến hành chế tạo ra một loại thuốc chống ung thư nhắm đến phân tử Wnt.
Trước giờ phân tử Wnt có trong thuốc được biết đến thường xuyên đóng góp cho quá trình tái tạo mô, gây ra các bệnh ung thư. Và một loại enzym trên nhím đã được các nhà khoa học tìm thấy có tên là Enzyme Porcn có khả năng ức chế phân tử gây ung thư Wnt. Tuy nhiên, chuyện không chỉ dừng tại đó khi enzym này được phát hiện có khả năng thúc đẩy phát triển các mô tim.
“Chúng tôi nhận thấy tác dụng phụ của loại thuốc chống ung thư mục tiêu phân Wnt bằng Enzyme Porcn của nhím đạt 0% trong xương và tóc. Nhưng đáng ngạc nhiên thay, chỉ số cardiomyocytes (số tế bào cơ tim) đã tăng lên đột ngột" - Tiến sĩ Lum, tác giả chính của cuộc nghiên cứu cho hay.
Không chỉ tham gia hỗ trợ điều trị ung thư mà thuốc Enzyme Porcn trong nhím còn có khả năng làm tái tạo các mô tim. Đây là một phát hiện y học vô cùng mới, cho thấy tầm quan trọng của loại thuốc này với sứ mệnh tái sinh trong y học. Hiện nhóm khoa học đang tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này.
Một sứ mệnh khác cho thấy, với những con chuột mắc các chứng đau tim, sau khi tiêm chủng chất Enzyme Porcn của nhím vào trong cơ thể, kết quả cho thấy quá trình đau tim đã bị ức chế nhanh chóng. Tim bắt đầu được bơm máu và phục hồi lại một cách nhanh hơn so với những con chuột không được tiêm Enzyme Porcn.