Nhận biết các loài rắn độc ở Việt Nam

Nếu không may bị rắn cắn thì việc nhận biết đó là rắn độc hay không độc để có cách sơ cứu vết thương đúng nhất là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự sống còn của nạn nhân. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết về các loài rắn phổ biến và thường gặp ở Việt Nam để bảo vệ bản thân và gia đình.

Đa số các loài rắn không có độc và thường tránh xa con người. Chúng chỉ tấn công khi bị khiêu khích.

Phân loại các loài rắn độc ở Việt Nam

Để nhận biết đâu là loài rắn độc chúng ta chủ yếu vào đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dáng đầu và cơ thể, cấu tạo răng. Theo đó, tại Việt Nam có 2 họ rắn cực độc là hổ mang và rắn lục.

Họ rắn lục

1. Rắn lục sừng

Rắn lục sừng

Loài rắn này có tên gọi như vậy là do chúng có các vảy trên mí mắt phát triển thành 2 chiếc sừng nhô lên. Loài rắn có vẻ ngoài đáng sợ này mới chỉ được phát hiện tại các vùng núi cao Việt Nam và chưa thấy xuất hiện ở nơi khác trên thế giới.

2. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc nhất trong họ rắn lục. Toàn thân chúng có màu xanh lá và phần đuôi màu nâu đỏ. Trong họ hàng nhà rắn lục, chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loài đẻ con. Khi mang thai, rắn mẹ vô cùng hung dữ và nọc độc của nó tập trung rất cao.

3. Rắn lục Vongen hay rắn lục miền Nam

Rắn lục miền Nam

Đây là một loài rắn cực độc. Đỉnh đầu và thân của nó có màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Chúng thường sống ở bụi rậm, lùm cây thấp ở các vùng đồi núi có độ cao từ 900-1500m. Rắn lục miền Nam thường sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng ở Việt Nam.

4. Rắn lục đầu bạc

Rắn lục đầu bạc

Loài rắn có đầu màu trắng với hai đường sọc đen rất nổi bật. Rắn lục đầu bạc được tìm thấy ở độ cao từ 800-1800m ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.

5. Rắn chàm quạp

Rắn chàm quạp

Rắn chàm quạp còn có tên gọi khác là Khô mộc xa hay rắn lục Mã Lai, rắn lục nưa thường sống ở vùng rừng cao su miền Đông Nam bộ nước ta. Đây là loài rắn cực độc và hiếm gặp. Loài rắn này có màu nâu hay nâu đỏ, chiều dài cơ thể khoảng 100cm, trên đầu có hình tam giác. Dọc theo sống lưng là các hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Ngoại hình của chúng khá giống với loài trăn hoa nên dễ bị nhầm lẫn và dễ gây ra các vụ tai nạn đáng tiếc.

6. Rắn lục Trùng Khánh

Rắn lục Trùng Khánh

Đây là loài rắn đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng nước ta, sống ở độ cao 500 – 700m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70cm, màu sắc mặt lưng, đầu có màu nâu xám nhạt.

Họ rắn hổ

1. Rắn hổ mang chúa hay rắn hổ mây

Rắn hổ mang chúa

Loài rắn này được mệnh danh là vua của họ rắn hổ với tốc độ di chuyển và khả năng săn mồi cự phách. Đầu và phần lưng của rắn hổ mang chúa thường có màu nâu xám hoặc màu đen, phần dưới bụng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Chúng có 2 vảy lớn trên đỉnh đầu và mắt lồi to.

Loài rắn độc này thường sinh sống ở các cánh rừng rậm cao nguyên, rừng nhiệt đới ẩm, rừng mưa, đồng cỏ, đồng bằng bên các hồ nước hoặc dòng suối...

2. Rắn hổ đất

Rắn hổ đất

Rắn hổ đất còn được gọi là rắn hổ mang đất, rắn hổ mang mắt kính, rắn hổ phì. Khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một vòng tròn màu sáng, ở hai bên có 2 dải màu trắng, ở chính giữa có một vết màu nâu đen.

Ở một số con rắn hổ mang đất, một hoặc cả hai dài màu trắng có thể bị tiêu giảm nhiều hoặc ít. Mặt bụng phần cổ có một dải rộng sẫm màu nằm ngang. Màu sắc ở lưng thường là màu nâu sẫm hay vàng lục có những vạch ngang nhỏ hơi sáng.

3. Rắn cạp nong hay rắn mai gầm

Rắn cạp nong

Đây là loài rắn độc cỡ tương đối lớn, kích thước cơ thể chúng thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, mắt tương đối nhỏ và tròn, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Thân có những khoanh đen và vàng có kích thước xấp xỉ bằng nhau và xen kẽ nhau.

Loài rắn độc này sinh sống ở nhiều môi trường sống khác nhau, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp

4. Rắn cạp nia

Rắn cạp nia

Loài rắn này có đầu thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Chúng cũng có các khoang màu xen nhau như rắn cạp nong nhưng màu của chúng là màu đen và trắng xám. Dọc theo sống lưng được phủ một lớp vảy có hình lục giác trơn và bóng. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng-hông, đuôi hẹp dần thành điểm nhọn.

Chúng sinh sống tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm.

5. Rắn hổ mèo hay rắn hổ mang Xiêm

Rắn hổ mèo

Đầu màu xám nâu, thuôn dài phân biệt rõ với cổ, lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến mút đuôi với những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân. Bụng màu vàng, bờ sau các tấm vảy bụng và những tấm vảy dưới đuôi có viền đen.

Khi tức giận cổ phình to theo chiều trước sau chứ không bạnh sang hai bên như rắn hổ mang.

Thứ Hai, 03/07/2017 09:58
423 👨 56.380
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật