Cười chảy ra nước mắt, bạn đã từng như vậy chưa? Nhưng tại sao lại thế nhỉ?

Ai cũng cười khi vui, khóc khi buồn nhưng tại sao đôi khi ngay cả cười khi vui người ta cũng chảy nước mắt? Cùng tìm hiểu xem khoa học giải thích hiện tượng này như thế nào nhé!

Chảy nước mắt khi cười

Nước mắt là 1 chất lỏng có vị mặt và được tạo thành từ:

  • Nước: tiết ra từ tuyến lệ nơi hốc mắt.
  • Chất mỡ: tiết từ 30 - 40 hạch nhỏ li ti có ở mí mắt.
  • Nước nhầy: được tạo ra bởi tế bào ở niêm mạc trên bề mặt mắt. Nước nhầy này bao phủ lớp nước và giữ chúng ở trong mắt, ngăn không co nước mắt bay hơi quá nhanh.

Tuy nhiên, mắt và mũi thông với nhau qua tuyến nước mũi. Bình thường lượng nước mắt tiết ra không nhiều, phân bố ở bề mặt mắt và chảy theo khe mí mắt.

Nước mắt chảy ra khi chúng ta bị choáng ngợp bởi những cảm xúc mạnh mẽ

Nhưng khi nhắm mắt, 1 lượng nhỏ nước mắt sẽ chảy vào khoang mũi qua tuyến thông nước mũi mà chúng ta không hề nhận ra.

Khi cười to, mí mắt ép lại tạo 1 lực lớn khiến nước mắt chảy về tuyến nước mũi nhiều hơn. Lúc này, khoang mũi tăng lên, tuyến nước mũi bị chặn lại nên nước mắt không còn “đường thoát” qua tuyến thông nước mũi.

Càng cười to, nước mắt tích tụ lại càng nhiều và khi đến một mức nào đó nó sẽ tự động chảy theo đường khóe mắt. Chúng ta cảm thấy như đang khóc vậy.

Oriana Aragon, nhà tâm lý học thuộc trường ĐH Yale (Mỹ) cho biết, nước mắt chảy ra khi chúng ta bị choáng ngợp bởi những cảm xúc mạnh mẽ. Nghiên cứu của ông còn cho thấy ai thường có phản ứng tiêu cực (chảy nước mắt) với những tin tức tích cực (tin vui) có thể kiểm soát được cảm xúc mãnh liệt hơn những người khác.

Thứ Sáu, 10/11/2017 14:49
42 👨 4.438
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học