Cua bỏ mạng khi tấn công đỉa hổ - ma cà rồng dưới nước
Loài cua nước ngọt (Freshwater Crab) vốn có lớp áo giáp bảo vệ toàn thân nên rất ít loài dám gây gổ với nó. Thức ăn của cua nước ngọt là con mồi chết hoặc sắp chết.
Nhưng khi cua nước ngọt đi vào địa phận săn mồi của đỉa hổ (tiger leech) thì nó đã mắc sai lầm nghiêm trọng, phải đánh đổi bằng cả mạng sống. Khi phát hiện đỉa hổ, con cua quyết định tấn công trước vì đó là cách phòng thủ tốt nhất. Cặp càng sắc của nó có thể gây tổn thương cơ thể mềm mại của đỉa hổ nhưng cơ thể đỉa rất trơn với đầy chất nhầy. Vì vậy, con đỉa dễ dàng thoát khỏi càng của con cua và di chuyển ra phía sau, bám vào con cua.
Nhận thấy nguy hiểm, con cua cố gắng bỏ chạy nhưng không may, đỉa hổ không chịu buông tha mà đeo bám rất dai dẳng. Cuối cùng nó đã tìm thấy khe hở trên bộ giáp của cua, chính là phần yếm và tìm ra một kẽ hở để rúc mình vào
Khi đã nhập nhập vào bên trong phần mềm của con cua, con đỉa tách thịt và tiêm chất chống đông máu. Sau đó, con đỉa sẽ hút chất lỏng quan trọng của cua. Mọi sự kháng cự lúc này là vô ích. Con đỉa đang hút cạn sự sống của con cua theo đúng nghĩa đen. Cuối cùng, con cua chỉ còn lại bộ giáp và cặp càng.
Đỉa là loài động vật hút máu, luôn bám chặt vào vật chủ và chỉ chịu nhả ra khi hút đủ máu nên chúng được mệnh danh là “ma cà rồng dưới nước” Miệng đỉa có giác hút để chúng đâm xuyên qua da con mồi và hút máu. Đỉa có thể trữ một lượng máu gấp vài lần khối lượng cơ thể.
Bạn nên đọc
-
Tròn mắt xem bạch tuộc 'đi bộ' trên cạn để săn cua
-
Cận cảnh màn đào thoát ngoạn mục của cự đà con khỏi đàn rắn dữ bủa vây bốn bề
-
Rắn cổ đỏ là rắn gì, có độc không?
-
19+ điều thú vị về chim ruồi, loài chim bay lùi duy nhất trên Trái Đất
-
Sinh vật kỳ lạ tự mọc lại đầu, biến con mồi thành nước
-
Hoá ra nhiều người vẫn chưa biết loài cua có thể bơi được
-
7 giống chó có lực cắn mạnh nhất, cực nguy hiểm
-
Cận cảnh cú đấm mạnh hơn đạn bắn của tôm tít kết liễu cua biển trong nháy mắt
-
10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới