Cách đây 68 triệu năm, trên hành tinh của chúng ta tồn tại một loài cóc cổ đại to lớn có nhát cắn mạnh đến mức có thể ăn thịt cả khủng long nhỏ.
- Đây mới là "quái vật" đáng sợ nhất lịch sử Trái Đất, khủng long bạo chúa còn trở thành bữa ăn của chúng cơ mà
- Đánh bại cá voi xanh, con khủng long dài 37m này mới là sinh vật lớn nhất thế giới
- Dù còn sống hay đã tuyệt chủng, những sinh vật khổng lồ này sẽ làm bạn cảm thấy mình thật là tí hon
Năm 1998, các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch 68 triệu năm tuổi của loài cóc tên Beelzebufo hay còn gọi là cóc quỷ.
Hình ảnh phục dựng của cóc quỷ.
Dựa trên mẫu hóa thạch đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Adelaide, Australia đã phục dựng lại các đặc điểm giải phẫu của cóc quỷ. Theo đó, loài cóc này dài tới nửa mét, nặng hơn 4,5 kg và có lực cắn siêu mạnh.
Hậu duệ ngày nay của chúng là loài ếch Ceratophrys, sở hữu chiếc đầu có bề rộng 4,5 cm, có sừng nên còn được gọi là ếch sừng. Các nhà nghiên cứu đã đo lực cắn ở loài ếch này. Kết quả cho thấy, chúng có lực cắn khá ấn tượng lên tới 30 newton và không dễ dàng nhả ra.
Nhờ có cơ hàm chắc khỏe và lực căn mạnh, loài ếch Ceratophrys thường rình bắt những động vật lớn ngang cơ thể chúng như loài ếch khác, rắn và chuột.
Theo kết quả nghiên cứu, cóc quỷ với đặc điểm giải phẫu rất giống ếch sừng hiện đại và có lực cắn cực mạnh sánh ngang với những con sói và hổ ngày nay, lên tới 2.200 newton. Với lực cắn này, cóc quỷ có thể dễ dàng săn những con khủng long nhỏ chưa trưởng thành.