Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hợp chất chống cúm tìm thấy ở niêm mạc da, tiết ra từ một loài ếch Ấn Độ đầy màu sắc.
Theo đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Emory đã lấy các chất nhầy có tên là Hydrophylax bahuvistara trích ra từ da của loài ếch Ấn Độ, rồi cho hoạt động trong môi trường dao động điện tích nhỏ. Sau đó, nhóm đã lấy chất này cho phơi nhiễm phân tử với các tế bào máu bị nhiễm virus các loại cúm khác nhau.
Một trong số các phân tử tìm thấy trong chất nhầy Hydrophylax bahuvistara có tên gọi là urumin, đã giết chết một số dòng virus trong tế bào máu bị nhiễm cũng như một số dòng vi khuẩn có hại khác. Cụ thể, urumin đã tấn công vào các phân tử hemagglutinin, glycoprotein liên kết với tế bào virus có trong tế bào máu. Các thành phần khác trong chất này cũng tấn công vào các bộ phận khác nhau của tế bào virus cúm.
Urumin được đánh giá là chất phân tử có khả năng kháng virus, không độc hại với tế bào người và có khả năng hủy diệt các mầm bệnh cực kỳ tốt trong cơ thể.
Có rất nhiều khả năng ếch Ấn Độ khó bị nhiễm cúm là do có hợp chất phân tử kỳ diệu này.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Joshy Jacob nói với Gizmodo: "Những chú ếch tiết ra peptide, chứa chất urumin này gần như chắc chắn sẽ giúp nó tự chống lại một số mầm bệnh trong khoang cơ thể của chúng".
Trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học tìm thấy một lượng nhỏ urumin, được cung cấp qua mũi của chuột có thể bảo vệ chuột chủng ngừa đối với một số chủng cúm khác.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển urumin thành một loại thuốc đặc trị ổn định trong cơ thể người để chữa bệnh đồng thời cũng đang tìm kiếm các nguồn chất peptide khác có trong ếch để chống lại các mầm bệnh do virus gây ra, như virus Zika chẳng hạn.