Cholesterol là gì? Phân biệt cholesterol tốt và cholesterol xấu trong cơ thể

Là một thành phần có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, cholesterol có mặt ở hầu hết các bộ phận, giúp có thể hoạt động và phát triển bình thường. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cholesterol là gì? Cũng như cách phân biệt cholesterol xấu và cholesterol tốt trong cơ thể như thế nào?

Cholesterol là gì

Khái niệm cholesterol là gì?

Cholesterol được biết tới là một thành phần của lipid máu, đồng thời chúng có những vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cụ thể, cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh. Đồng thời chúng cũng góp mặt vào quá trình sản xuất một số loại hormone giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh và bình thường.

Có tới 75% lượng cholesterol trong máu được sản xuất từ gan và một vài cơ quan khác của cơ thể, số còn lại là do nguồn thức ăn mà con người sử dụng hàng ngày.

Cholesterol trong máu được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: LDL - cholesterol “xấu” và HDL- cholesterol “tốt’.

Khái niệm cholesterol là gì

Phân biệt cholesterol xấu và cholesterol tốt trong cơ thể?

1. Sự khác nhau giữa LDL và HDL

Sự khác nhau cơ bản giữa LDL và HDL đó chính là ở bản chất của chúng. Trong khi HDL là một loại cholesterol được đánh giá là tốt cho cơ thể thì LDL lại có những ảnh hưởng không hề tốt.

HDL - cholesterol tốt chiếm khoảng 25-30% hàm lượng cholesterol trong máu. Chúng có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, chính vì vậy chúng được coi là cholesterol tốt.

LDL - cholesterol xấu có vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Khi LDL trong máu tăng cao sẽ dẫn tới hiện tượng lắng đọng ở thành mạch máu gây nên các mảng xơ vữa. Đây là lý do làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cùng những biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.

Cholesterol trong máu

2. Chỉ số cholesterol tốt và xấu nên ở mức bao nhiêu là hợp lý?

HDL là cholesterol tốt, vì vậy nồng độ trong máu của chúng càng cao càng tốt, tuy nhiên giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.

Còn LDL cholesterol nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Làm thế nào để biết được chỉ số LDL và HDL trong máu?

Xét nghiệm máu có thể xác định được hàm lượng cholesterol trong máu. Các bác sỹ khuyên rằng thời điểm và tần suất làm xét nghiệm nên dựa trên độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình:

Người dưới 19 tuổi:

  • Xét nghiệm lần đầu trong khoảng 9 - 11 tuổi
  • Xét nghiệm lại sau 5 năm
  • Một số trẻ có thể làm xét nghiệm từ 2 tuổi nếu như tiền sử gia đình có mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

Người trên 20 tuổi:

  • Người trẻ nên xét nghiệm 5 năm/lần
  • Nam giới từ 45 - 65 tuổi và nữ giới từ 55 - 65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1 - 2 năm

Hoặc đơn giản hơn, các bạn có thể trang bị máy đo đường huyết có chức năng đo cholesterol trong máu cùng với que thử cholesterol để thực hiện đo ngay tại nhà.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tự đo nhịp tim tại nhà

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cholesterol tốt và cholesterol xấu trong cơ thể?

Chỉ số cholesterol xấu LDL có thể tăng lên bởi các yếu tố như: Chế độ ăn uống, các thoái quen có hại như hút thuốc lá, rượu bia, không tập thể dục thể thao thường xuyên...hoặc liên quan đến một số bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường.

Trong khi chỉ số cholesterol tốt HDL có thể bị giảm do thói quen hút thuốc lá, thừa cân béo phì.

4. Làm thế nào để giữ chỉ số cholesterol tốt và xấu ở mức tối ưu?

Để duy trì được hàm lượng cholesterol xấu và tốt ở mức ổn định để không gây nên những ảnh hưởng tới cơ thể là việc làm không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi, chế độ luyện tập thể thao...

Muốn duy trì các chỉ số cholesterol trong máu ở mức thích hợp, các chuyên gia khuyên bạn cần thực hiện:

- Chế độ ăn khoa học

Nên ăn:

  • Nhiều ra xanh, trái cây
  • Ăn nhiều các loại hạt ngũ cốc
  • Uống sữa không béo như sữa tươi không đường...
  • Các loại thịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da
  • Cá béo
  • Dầu thực vật không bão hòa ví dụ dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải...

Chỉ số cholesterol

Không nên hoặc cần hạn chế ăn:

  • Các loại bơ thực vật
  • Mỡ động vật hay các loại thịt động vật có chứa nhiều mỡ
  • Nội tạng động vật
  • Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán...
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân...

Hàm lượng cholesterol

- Chế độ luyện tập

  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh luyện tập nặng quá sức
  • Mỗi ngày chỉ nên tập khoảng 30 phút
  • Tập đều đặn liên tục

Cholesterol trong máu

- Chế độ sống lành mạnh

  • Không hút thuốc lá
  • Tránh lạm dụng rượu bia
  • Duy trì cân nặng hợp lý tránh thừa cân, béo phì
  • Tránh căng thẳng, stress

Cholesterol là gì 1

Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ nắm được cholesterol là gì và cách phân biệt cholesterol xấu, tốt trong cơ thể. Hãy duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để chỉ số cholesterol luôn ở mức ổn định và an toàn nhé!

>> Tham khảo:

Thứ Tư, 17/07/2019 09:07
51 👨 965
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình