Các nhà khảo cổ học Ý vừa công bố thông tin rằng họ đã phát hiện ra chất trám răng cổ xưa ở Miền Bắc nước Ý và nó có thể là chất trám răng lâu đời nhất trên thế giới.
Được biết, vết trám răng cổ đại này tìm thấy bên trong một cặp răng cửa cổ ước tính tới 13.000 năm tuổi. Chất trám này có thể làm từ một loại nhựa kiểu nhựa đường pha chất bột rắn tựa xi măng.
Các chiếc răng cửa lớn và bên trong chúng có các lỗ hổng và được trám bằng chất trám kể trên. Nhiều dư lượng chất bitum trong trám răng được tìm thấy. Ngoài ra, nhiều sợi cây lạ, tóc cũng bị mắc kẹt trong lớp trám răng này.
Việc trám răng trong thời kỳ cổ đại có mục đích làm giảm đau nhức, giữ thức ăn không xâm hại cho răng. Các nhà khoa cổ ước tính chất trám này kèm các sợi thực vật tìm thấy trong răng có khả năng khử trùng, ngừa nhiễm trùng nha khoa mà người cổ đại đã sử dụng.
Stephano Benazzi, một nhà khảo cổ học thuộc Đại học Bologna nói với trang New Scientist: “Nó là một chất trám bất thường, kỳ lạ, không phải như những chất trám răng bạn thường thấy như hiện nay”.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Nhân Chủng Hoa Kỳ.
Trước đó, các nhà khảo cổ quốc tế cũng phát hiện vết tích sáp ong dùng để trám răng với niên đại 6.500 năm tuổi được tìm thấy ở Slovenia.