Các tế bào gốc giúp vá các tổn thương não ở những nạn nhân đột quỵ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia đã phát triển phương pháp điều trị dựa trên tế bào gốc mới cho bệnh đột qụy. Khi được thử nghiệm trên mô hình động vật, kỹ thuật này cho thấy có thể làm giảm tổn thương não và giúp não tự lành nhanh hơn, và kết quả đã hứa hẹn đủ để thử nghiệm lâm sàng trên người ngay trong năm sau.

Theo CDC, đột qụy ảnh hưởng đến gần 800.000 người mỗi năm ở Mỹ, và khoảng 140.000 chết, do đó làm cho nó là nguyên nhân thứ năm gây tử vong ở nước này.

Những người sống sót cần phải có một thời gian dài để phục hồi, và trong những trường hợp nghiêm trọng, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra. Các nghiên cứu trước đây về các phương pháp điều trị đột quỵ có thể bao gồm thuốc chống viêm, các peptide có trong nọc độc nhện và ống thông để loại bỏ cục máu đông.

Một phương pháp điều trị đặc biệt mới có nhiều hứa hẹn liên quan đến các tế bào gốc. Cách đây vài năm, một nghiên cứu ở London đã sử dụng một bộ tế bào gốc CD34 + để kích thích sự phát triển của mô não và mạch máu mới. Sau đó, một nghiên cứu của Đại học Stanford đã khôi phục khả năng di chuyển chân tay của các nạn nhân đột quỵ sau khi tiêm tế bào gốc vào não.

Nghiên cứu mới nhất này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Sinh học tái tạo của Đại học Georgia và công ty ArunA Biomedical, cũng sử dụng các tế bào gốc. Được mệnh danh là AB126, phương pháp điều trị này sử dụng các exosome, một cấu trúc hình ống nhỏ xíu được tạo ra bởi các tế bào gốc thần kinh. Vì các cấu trúc này nhỏ hơn tế bào, chúng có thể vượt qua những rào cản nhất định mà tế bào không thể đi vào, mang và phân phối nhiều liều chất tái tạo đến nơi cơ thể cần nhất.

Steven Stice, nhà nghiên cứu hàng đầu về nghiên cứu nói: "Đây thực sự là một bằng chứng thú vị, bởi vì exosome cung cấp một đặc tính giống như tàng hình, vô hình ngay cả với cơ chế bảo vệ của cơ thể. Khi đóng gói nó với thuốc trị liệu, phương pháp điều trị này thực sự có thể thay đổi sự tiến triển của tế bào và cải thiện phục hồi chức năng".

Các tế bào gốc giúp vá các tổn thương não ở những nạn nhân đột quỵ
Các exosome (đỏ) đang được các tế bào thần kinh (xanh dương) của các nơ-ron (xanh lá) đưa vào não của bệnh nhân đột quỵ

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm AB126 trên chuột và nhận thấy rằng phương pháp điều trị đã cải thiện việc phục hồi sự kiểm soát và trí nhớ ở những con chuột bị đột quỵ. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu so sánh ảnh chụp MRI của những con chuột đã được điều trị bằng AB126 với những con chuột bị đột quỵ thì phát hiện có tiến triển hơn rất nhiều so với chuột không áp dụng liệu pháp.

Việc điều trị theo cách mới này làm giảm độ thương tích khoảng 35%, và giảm một nửa số lượng mô não bị mất do đột quỵ.

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu với một thử nghiệm trên lợn, và nhận được kết quả tương tự. Được khuyến khích bởi điều đó, nhóm nghiên cứu hiện đang chuẩn bị cho các nghiên cứu trên cơ thể con người, dự kiến bắt đầu vào năm 2019.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Translational Stroke Research.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 30/03/2018 08:43
51 👨 521
0 Bình luận
Sắp xếp theo