Các nhà thiên văn học mới phát hiện ra “những tín hiệu kỳ lạ” có thể đến từ một ngôi sao nằm cách chúng ta 11 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học gần đây vừa cho biết rằng họ đã phát hiện ra "những tín hiệu kỳ lạ" đến từ hướng một ngôi sao nhỏ và mờ nằm cách Trái Đất khoảng 11 năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu đã nhận được các tín hiệu bí ẩn vào ngày 12 tháng 5 vừa qua khi sử dụng Đài quan sát Arecibo, một kính thiên văn vô tuyến lớn được xây dựng bên trong một hố sụt ở Puerto Rican.

Kính thiên văn vô tuyến Arecibo bắt đầu thu thập dữ liệu cho SETI từ năm 1999Kính thiên văn vô tuyến Arecibo bắt đầu thu thập dữ liệu cho SETI từ năm 1999. Hình ảnh được tải lên Wikipedia bởi File Upload Bot (Magnus Manske)

Các tín hiệu radio kỳ lạ này dường như đến từ Ross 128, một sao lùn đỏ chưa phát hiện được bất kỳ hành tinh nào quanh quay nó và mờ hơn khoảng 2.800 lần so với Mặt Trời. Abel Méndez, một nhà sinh vật học thiên thể tại trường Đại học Puerto Rico ở Arecibo, cho biết ngôi sao này đã được quan sát khoảng 10 phút, trong khoảng thời gian đó, tín hiệu được ghi nhận “hầu như tuần hoàn".

Méndez không chắc rằng đó là do sự sống ngoài Trái Đất, nhưng tất nhiên cũng không thể loại trừ khả năng này. “Các nhóm tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất (SETI - Search for Extraterrestrial Intelligence) đang quan tâm đến các tín hiệu này”, Méndez viết trong một email gửi tới trang Business Insider.

Những giải thích về các tín hiệu "rất đặc biệt"

Đài quan sát Arecibo có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tín hiệu từ người ngoài hành tinh, đồng thời giúp quan sát các thiên hà xa xôi và những tiểu hành tinh nằm gần Trái Đất.

Méndez cho rằng tín hiệu kỳ lạ này nhiều khả năng bắt nguồn từ một vật thể do con người đặt trong không gian, có lẽ là một vệ tinh nằm cách chúng ta hàng nghìn dặm.

"Tầm quan sát (của kính thiên văn vô tuyến Arecibo) khá rộng, do đó có khả năng các tín hiệu không phải từ một ngôi sao mà từ một đối tượng khác nằm trong tầm quan sát". Méndez cho biết thêm rằng: "Tín hiệu từ một số vệ tinh truyền thông nằm ở tần số mà chúng tôi có thể quan sát được."

Tuy nhiên, trong nhật ký vào ngày 12 tháng 07 về bí ẩn Ross 128, Méndez có viết rằng: "Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy các vệ tinh phát ra những tín hiệu như thế", những tín hiệu "rất đặc biệt".

Bí ẩn Ross 128Nguồn ảnh: NASA's Goddard Space Flight Center/S. Wiessinger

Một lời giải thích khoa học khác là sao chổi xuất hiện, hoặc sự bùng phát năng lượng từ bề mặt của ngôi sao. Các vụ nổ như vậy đi từ Mặt Trời với tốc độ ánh sáng, phát ra tín hiệu vô tuyến mạnh và có thể phá vỡ sóng vệ tinh và truyền thông trên Trái Đất cũng như gây nguy hiểm cho phi hành gia.

Các vết lóa Mặt Trời có thể cũng bị đẩy ra bởi "các cơn phun trào cực quang" (coronal mass ejections – CME) hay còn gọi là Gió mặt trời, tuy di chuyển chậm nhưng mang nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, gió mặt trời thực chất là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời. Các cơn bão từ lớn đã gây ra sự cố mất điện và gây hại đến các vệ tinh truyền thông. Các hạt năng lượng xoáy trong các cơn gió Mặt Trời có thể làm hỏng cả các thiết bị điện tử và gây hại đến phi hành gia hoặc các hành khách trong các chuyến bay tầm cao.

Trong khi đó, các cơn bão Mặt Trời còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tầng địa ly và các đài phát thanh truyền thông ở Trái Đất, cũng như phóng các hạt năng lượng vào vũ trụ.

Để biết được các tín hiệu kỳ lạ vẫn còn đó hay không, Méndez cho biết: "Kính thiên văn vô tuyến Arecibo sẽ quan sát Ross 128 và vùng xung quanh nó nhiều lần nữa, bắt đầu từ ngày 16 tháng 7".

"Sẽ thành công nếu tín hiệu vẫn còn ở vị trí ngôi sao nhưng không theo các hướng xung quanh. Nếu chúng ta không nhận được tín hiệu một lần nữa thì bí ẩn sẽ càng khó giải thích", Méndez cho biết.

Kính viễn vọng FAST của Trung QuốcKính viễn vọng FAST của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Liu Xu / Xinhua via AP

Méndez đã viết trong blog của mình rằng các kính thiên văn vô tuyến khác có thể không đủ "nhạy" để nhận tín hiệu, ngoại trừ kính viễn vọng vô tuyến của Trung Quốc, FAST (Five-hundred-meter Aperture Spherical radio Telescope). Tuy nhiên, FAST hiện không hoạt động vì đang trong thời gian hiệu chuẩn. Và Méndez cũng nói rằng ông ấy không biết khi nào nó sẽ được hoạt động trở lại.

Seth Shostak, nhà thiên văn học cao cấp của Viện SETI, đã xác nhận rằng nhóm này "nhận thức rõ về các tín hiệu" và có thể sử dụng Kính thiên văn Allen ở California “để kiểm tra”.

"Trên thực tế, có rất nhiều khả năng đó là sự can thiệp của sự sống ngoài hành tinh. Đó luôn là một trường hợp có khả năng xảy ra”, Shostak có trả lời Business Insider qua email.

Ngay bây giờ chỉ có một tín hiệu thuyết phục từ không gian ngoài Trái Đất có thể đến từ người ngoài hành tinh: "Tín hiệu WOW", Shostak nói. "Cái đó vẫn còn khá kỳ lạ."

Xem thêm: Điều "khủng khiếp" gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất bỗng ngừng quay?

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 18/07/2017 09:55
51 👨 454
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ