“Bụi vũ trụ” - chất xúc tác cho những tác phẩm hùng vĩ của không gian.

“Bụi vũ trụ” từ lâu đã được coi là kẻ ngáng đường khó chịu đối với các nhà thiên văn học. Chúng là những hạt vật chất cỡ nhỏ phân tán trong khoảng không giữa các thiên thể, chặn ánh sáng và che khuất những vật thể mà các nhà khoa học muốn quan sát.

Tuy nhiên với sự ra đời của lĩnh vực thiên văn học hồng ngoại, các nhà nghiên cứu ngày nay phát hiện ra rằng bụi vũ trụ không phải là một bức màn mờ nhạt, mà trên thực tế là một thành phần hoạt động và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của các thiên hà.

Trong những thập kỷ gần đây, các nhà thiên văn học coi bụi vũ trụ như một nguồn phát hiện khoa học. Và thực tế là chúng cũng có thể đẹp một cách ấn tượng, tiêu biểu như trong loạt ảnh chụp dưới đây.

Đám mây Magellan Lớn (LMC) là một vệ tinh của Dải Ngân hà, chứa khoảng 30 tỷ ngôi sao
Đám mây Magellan Lớn (LMC) là một vệ tinh của Dải Ngân hà, chứa khoảng 30 tỷ ngôi sao

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ bốn kính thiên văn không còn hoạt động, bao gồm: Các đài quan sát không gian Herschel và Planck của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, Vệ tinh Thiên văn Hồng ngoại Infrared Astronomical Satellite và Cosmic Background Explorer của NASA - để tạo ra hình ảnh của bốn thiên hà lân cận với Dải Ngân hà của chúng ta. Các hình ảnh cho thấy bụi trong và xung quanh các thiên hà này thực sự là những tác phẩm hùng vĩ của không gian. Trong đó, các đám mây bụi lạnh được mã hóa dưới dạng màu xanh lá cây, bụi ấm có màu xanh lam, với khí hydro có màu đỏ.

Thiên hà Andromeda, hay M31, được hiển thị ở đây dưới dạng tia hồng ngoại xa và bước sóng vô tuyến của ánh sáng
Thiên hà Andromeda, hay M31, được hiển thị dưới dạng tia hồng ngoại xa và bước sóng vô tuyến của ánh sáng

Bốn thiên hà được nhắc tới là Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ (Large and Small Magellanic Clouds), hai thiên hà lùn quay quanh Dải Ngân hà, cùng với các thiên hà Andromeda và Triangulum gần đó. Loạt ảnh cho thấy mật độ bụi thay đổi như thế nào trong các thiên hà này, chúng bị phân tán mạnh mẽ bởi các ngôi sao đang nổ, và bị gió sao thổi bay xung quanh. Điều này cho thấy rằng “hệ sinh thái” bụi trong các thiên hà hàng xóm của chúng ta rất năng động.

Đám mây Magellan Nhỏ là một vệ tinh của Dải Ngân hà, chứa khoảng 3 tỷ ngôi sao
Đám mây Magellan Nhỏ là một vệ tinh của Dải Ngân hà, chứa khoảng 3 tỷ ngôi sao

Chẳng hạn, bụi là thành phần rất quan trọng đối với sự hình thành của các ngôi sao mới. Nhờ việc quan sát và tìm kiếm bong bóng trống trong bụi, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện những khu vực mà ở đó, các ngôi sao đang được hình thành.

Thiên hà Triangulum, hay M33, được chụp dưới dạng tia hồng ngoại xa và bước sóng vô tuyến
Thiên hà Triangulum, hay M33, được chụp dưới dạng tia hồng ngoại xa và bước sóng vô tuyến
Chủ Nhật, 26/06/2022 20:34
51 👨 544
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ