Bê tông sử dụng nấm để lấp đầy các vết nứt

Lấy cảm hứng từ khả năng tự chữa lành cơ thể của con người, Congrui Jin, Guangwen Zhou và David Davies từ Đại học Binghamton ở New York cùng với Ning Zhang từ Đại học Rutgers đã nghiên cứu chế tạo ra loại bê tông kết hợp bào tử của nấm Trichoderma reesei, cùng với các chất dinh dưỡng, được đặt trong hỗn hợp bê tông để tạo nên khả năng tự lấp đầy nếu có vết nứt.

Khi bê tông đã cứng lại, các bào tử vẫn chưa hoạt động cho đến khi những vết nứt nhỏ đầu tiên xuất hiện. Khi bê tông nứt, nước và oxy sẽ đi vào bên trong kết cấu. Điều này làm cho các bào tử nảy mầm, phát triển và kết tủa Canxi cacbonat (CaCO3), từ đó làm vết nứt nhanh chóng bị lấp đầy theo thời gian.

Bê tông sử dụng nấm để lấp đầy các vết nứt

Trợ lý giáo sư Jin cho biết: "Khi những vết nứt hoàn toàn được lấp đầy thì đồng nghĩa không còn nước và oxy vào bên trong nữa. Lúc này, nấm lại tiếp tục tạo thành bào tử dự phòng. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như bê tông xuất hiện vết nứt, các bào tử nấm trong bê tông nhanh chóng bị đánh thức trở lại”.

Nghiên cứu vẫn còn trong giai đoạn đầu và trong khi chờ đợi, các nhà khoa học từ Đại học Newcastle và Đại học Bath đã phát triển bê tông tự phục hồi kết hợp các vi khuẩn sản xuất canxi cacbonat.

Nghiên cứu này được xuất bản trong tạp chí Construction and Building Materials.

Xem thêm:

Thứ Hai, 26/02/2018 16:46
51 👨 167
0 Bình luận
Sắp xếp theo