Bảng lượng giác 3700 năm của người Babylon khiến lịch sử toán học nhân loại phải viết lại

Chúng ta đều biết rằng, người Hy Lạp chính là cha đẻ của lượng giác nhưng theo một phát hiện mới đây, hóa ra lịch sử toán học lượng giác chúng ta vẫn biết từ trước đến nay đã sai hoàn toàn. Người Babylon mới là những người phát minh ra lượng giác.

Các nhà khoa học Australia vừa giải mã được một phiến đất sét có niên đại 3.700 năm chính là bảng lượng giác cổ nhất thế giới của người Babylon. Văn bản đó có tên là Plimptom 322, được nhà khảo cổ học người Mỹ - Edgar Banks tìm thấy vào khoảng đầu thế kỉ thứ 20 ở phía Nam Iraq. Plimptom 322 có trước Hipparchus, nhà thiên văn học người Hy Lạp được ca ngợi là cha đẻ của lượng giác nhờ phát minh ra bảng tính độ dài các cung tròn và dây cung tương ứng đến hơn 1000 năm.

Hipparchus, nhà thiên văn học người Hy Lạp
Hipparchus, nhà thiên văn học người Hy Lạp.

Plimpton 322 có 4 cột và 15 hàng, theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, nó mô tả kết cấu của tam giác vuông dựa vào tỷ lệ, chứ không phải bằng góc hay đường tròn. 15 hàng này mô tả chuỗi 15 hình tam giác vuông với xu hướng góc nghiêng giảm dần.

Góc phía trên bên trái của tấm bảng đã bị vỡ, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng ban đầu Plimptom 322 có 6 cột và 38 dòng.

Bảng lượng giác cổ nhất thế giới của người Babylon

Các nhà nghiên cứu cho rằng, Plimptom 322 có thể được dùng để xây dựng các công trình kiến trúc cổ đại như đền đài, cung điện và kim tự tháp.

Lượng giác của người Babylon sử dụng hệ thập lục phân (hệ 60), còn lượng giác hiện đại của chúng ta sử dụng hệ thập phân (hệ 10). Hiện tại, bảng lượng giác này đã lỗi thời nhưng theo các chuyên gia, nó có thể cung cấp cho chúng ta một phương pháp tính lượng giác đơn giản và chính xác hơn nhiều so với phương pháp mà chúng ta đang sử dụng trong lĩnh vực điều tra, đồ họa máy tính và giáo dục.

Nghiên cứu được đăng tải trên tờ Historia Mathematica.

Thứ Ba, 05/09/2017 15:48
31 👨 1.939
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học