Khoa học cảnh báo: Khi khí hậu nóng lên, đại dương sẽ trở nên độc hại hơn

Sự nóng lên toàn cầu đang thúc đẩy tảo độc phát triển mạnh hơn đồng nghĩa đại dương sẽ vô cùng độc hại.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stony Brook ở New York, Mỹ vừa công bố rằng nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh sẽ khiến nhiệt độ nước biển tăng theo, kích hoạt hai loại tảo biển độc nhất hiện nay sinh sôi nảy nở, hình thành ở các khu vực biển Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương.

Khí hậu dưới đại dương

Kể từ năm 1982, nhiệt độ ở nhiều lưu vực đại dương đã ấm lên, tạo ra nhiều điều kiện hơn cho hai trong số các dòng họ tảo độc phát triển phổ biến nhất là Dinoflagellate, Alexandrium và Dinophysis.

Christopher Gobler, giáo sư khoa học biển tại Stony Brook cho biết: "Việc tảo độc nở hoa tương tự như hiện tượng thủy triều đỏ. Những hiện tượng đặc thù này có thể gây độc cho biển, tiêu diệt các con sò ốc, động vật có vỏ khi tiếp xúc với độc tố tảo biển phát ra và thậm chí có thể làm hỏng cả hệ sinh thái biển bao gồm việc giết chết cả cá cũng như các sinh vật biển khác".

Phát hiện mới này vừa được công bố chi tiết trên tạp chí PNAS, cho thấy mối liên hệ tác động trực tiếp giữa việc nhiệt độ đại dương tăng lên do biến đổi khí hậu với sự phân bố, cường độ nở hoa, lây lan của tảo độc.

Ngoài ra, nhóm khoa học cũng đã xây dựng mô hình, bản đồ, sử dụng dữ liệu nhiệt độ cao của đại dương để phân loại, kiểm soát các vùng biển nhạy cảm, tăng nguy cơ lây lan, xâm nhập của tảo độc.

Sự xâm nhập của tảo độc

Theresa Hattenrath-Lehmann, một nghiên cứu sinh thuộc Phòng thí nghiệm Gobler ở Stony Brook cho biết: "Thật đáng kinh ngạc và yên tâm khi thấy các mô hình hindcast của chúng tôi phù hợp với các quan sát được trình bày trong tài liệu liên quan từng được công bố suốt 30 năm qua. Nó mang lại cho chúng tôi niềm tin rằng các thông số mô hình này có thể là tiền đề quan trọng trong việc hỗ trợ dự báo HAB trong tương lai”.

Thứ Hai, 08/05/2017 16:21
52 👨 300
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học