Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang giết chết người trong tích tắc

Loại bạch tuộc đốm xanh lớn này dân gian thường gọi là mực dái, sở hữu vẻ bề ngoài rất đẹp mắt nhưng chúng lại cực kỳ nguy hiểm, có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang và vô phương cứu chữa.

Bạch tuộc đốm xanh lớn có tên khoa học là Hapalochlaena lunulata
Bạch tuộc đốm xanh lớn có tên khoa học là Hapalochlaena lunulata, chúng sinh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Loại bạch tuộc này có kích thước cơ thể khá nhỏ bé
Loại bạch tuộc này có kích thước cơ thể khá nhỏ bé, thân của con trưởng thành chỉ to bằng quả bóng bàn, nặng 100 gram, các xúc tu dài khoảng 7-10cm.

Những con bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với khoảng 60 nốt màu xanh đốm trên cơ thể
Những con bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với khoảng 60 nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Khi bị kích động hoặc tức giận, các nốt đốm xanh này sẽ đổi màu và tỏa sáng lấp lánh, thu hút sự chú ý và mất cảnh giác của các loài động vật biển và con người.

Chất độc trong bạch tuộc đốm xanh lớn là phần lớn là tetrodotoxin
Chất độc trong bạch tuộc đốm xanh lớn là phần lớn là tetrodotoxin (TTX), một trong 5 chất độc tự nhiên mạnh nhất thế giới. Chất độc thần kinh này có thể tồn tại ở nhiệt độ cao khi đã đun nấu hoặc sau khi chết.

Sinh vật này chỉ nặng khoảng 100 gram nhưng cơ thể của chúng chứa chất độc thần kinh gấp 1.200 lần cyanide
TTX mạnh gấp 1.200 lần chất độc thần kinh cyanide, gấp 50 lần chất độc của rắn hổ mang, có thể giết chết người chỉ với một lượng chất cực nhỏ.

Chất độc thần kinh tetrodotoxin (TTX)
Ở bạch tuộc đốm xanh lớn, TTX tập trung ở tuyến nước bọt, có thể dễ dàng phóng ra qua vết cắn để tấn công hoặc tự vệ. Hai phút sau khi bị trúng nọc độc của con "quái vật biển" này, con người sẽ bị tê liệt, suy hô hấp, suy tim dẫn tới tử vong.

Đến nay chưa có huyết thanh chữa nọc độc của loại bạch tuộc này
Đến nay chưa có huyết thanh chữa nọc độc của loại bạch tuộc này. Việc cấp cứu chỉ có thể chữa trị theo triệu chứng. Vì vậy khi ngộ độc, cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để điều trị.

Người dân tuyệt đối không dùng bạch tuộc đốm xanh để làm thức ăn
Để phòng tránh bị trúng độc của bạch tuộc đốm xanh, mọi người nên chú ý đến các đặc điểm, nhất là các đốm xanh trên cơ thể chúng để nhận biết và tránh xa. Không dùng bạch tuộc đốm xanh để làm thức ăn. Đeo găng tay khi cầm nắm hải sản đánh bắt được trong lưới.

Thứ Ba, 11/07/2017 09:46
53 👨 949
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học