Nếu bạn đang làm việc trong văn phòng thiếu ánh sáng bạn có thể muốn thay đổi điều này ngay lập tức.
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Michigan State, khi chuột bị phơi dưới ánh sáng mờ trong thời gian dài, năng lực của não sẽ giảm. Điều tương tự cũng có thể đúng đối với con người.
Loài gặm nhấm được sử dụng trong nghiên cứu là những con chuột sống trên vùng cỏ quanh khu vực sông Nile, chúng là loài vật ngủ vào ban đêm và hoạt động vào ban ngày như con người.
Khi một nhóm động vật này được tiếp xúc với ánh sáng mờ vào ban ngày trong thời gian bốn tuần, chúng mất khoảng 30% công suất hoạt động trong vùng não hippocampus (hồi hải mã), đây là một vùng của bộ não liên quan đến học tập và trí nhớ. Vì vậy, việc thực hiện những gì chúng đã học được hay từng làm trước đây bị kém đi.
Sau đó, một nhóm chuột khác đã được tiếp xúc với sáng ánh sáng mỗi ngày trong vòng bốn tuần, và hiệu suất của chúng khi thực hiện cùng một công việc đã được cải thiện. Ngoài ra, hiệu suất và khả năng của não chuột đã hồi phục hoàn toàn, sau khi được nghỉ ngơi 1 tháng và tiếp xúc với ánh sáng đầy đủ trong bốn tuần.
Người ta phát hiện ra rằng tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mờ dẫn đến việc giảm rõ rệt các yếu tố thần kinh, cụ thể là một chất peptide duy trì kết nối mạnh và nơ-ron trong vùng não hippocampus. Ánh sáng mờ cũng làm giảm các đuôi gai, bộ phận kết nối cho phép các nơ-ron giao tiếp với nhau.
Vì ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hippocampus nên các nhà khoa học tin rằng tình trạng này phải xảy ra ở những nơi khác của não sau khi đi qua mắt. Một khu vực có khả năng được tìm thấy là một nhóm các nơ-ron trong vùng hippocampus, tạo ra một peptide được biết đến như orexin. Peptide này ảnh hưởng đến nhiều chức năng của não.
"Đối với những người bị bệnh mắt mà không nhận được nhiều ánh sáng, chúng ta có thể trực tiếp điều khiển nhóm nơ-ron này trong não, bỏ qua mắt và cung cấp cho họ những lợi ích tương tự khi tiếp xúc với ánh sáng đầy đủ hơn". Lily Yan, người đã làm việc cho dự án cùng với Antonio "Tony" Nunez và Joel Soler nói.
Xem thêm: