Một nghiên cứu y học mới vừa được phát hiện trên ớt đỏ đang gây tò mò giới y học.
Theo đó, một nhóm các nhà khoa học y học thuộc Đại học Vermont vừa phát hiện rằng, ăn ớt đỏ sẽ giảm tỉ lệ tử vong gây ra bởi các bệnh đột quỵ, tim mạch mãn tính...
Nghiên cứu chỉ rõ, việc tiêu thụ ớt đỏ hằng ngày sẽ giúp giảm 13% nguy cơ tử vong gây ra bởi tim mạch, đột quỵ và những người thường xuyên ăn ớt đỏ có nồng độ cholesterol giảm, điều này là yếu tố có lợi rất nhiều cho sức khỏe.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định chắn chắn đâu là yếu tố làm nên “sứ mệnh y học có lợi” này, nhưng có thể là một hợp chất được nhắc đến có trong ớt đỏ đó là capsaicin.
"Capsaicin được đánh giá là một thành phần chính có trong ớt đỏ, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chất béo hình thành trong máu, điều chỉnh lưu lượng máu ở mạch vành đồng thời nó có khả năng chống khuẩn vậy nên có có thể thay đổi hệ thống vi khuẩn trong đường ruột" – Nhà khoa học Mustafa Chopan từ Đại học Vermont, Mỹ nói trong một tuyên bố.
Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra dữ liệu y tế trực tuyến của hơn 16000 người Mỹ trong giai đoạn suốt 23 năm. Kết quả cho thấy, người thường xuyên dùng ớt đỏ rơi vào các tầng lớp trẻ tuổi, người Mexico, đã kết hôn, một số người đang hút thuốc lá, uống rượu, thu nhập thấp... Và những người này có nồng độ cholesterol trong máu thấp, sức khỏe an toàn hơn những người không và ít sử dụng ớt đỏ trong các bữa ăn hằng ngày.
Trước giờ, qua nhiều thế kỷ, ớt đỏ vẫn được ông cha ta sử dụng như một loại gia vị có khả năng điều trị bệnh.
Không riêng gì ớt đỏ mà mới đây, một nghiên cứu đăng trên Biological Chemistry cho thấy hạt tiêu Ấn Độ có một chất hóa học vừa được phát hiện có khả năng ngăn chặn cơ thể tiết ra các enzym hại mà những loại enzym hại này thường thấy có trong các khối u ung thư...
“Phát hiện mới của chúng tôi tiếp tục một lần nữa khai phá được giá trị y học quan trọng của ớt đỏ đồng thời là một cơ sở để mọi người có thể thay đổi suy nghĩ và bổ sung ớt đỏ trong các bữa ăn hằng ngày”.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí PLOS ONE.