6 sai lầm cơ bản khi uống thuốc khiến bệnh mãi không khỏi

Trong cuộc sống hằng ngày uống thuốc khi bị bệnh là một việc làm cần thiết đối với mỗi chúng ta. Thế nhưng ngoài việc chọn đúng thuốc, đúng bệnh thì cách uống như thế nào để đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng thì không phải ai cũng biết.

Nhiều người khi uống thuốc thường mắc những sai lầm rất cơ bản mà họ không hay biết khiến cho bệnh không những lâu khỏi mà còn nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.

1. Nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống

Nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống

Nhai hoặc nghiền nát thuốc là một việc làm khá phổ biến ở những gia đình có trẻ nhỏ, họ cho rằng khi làm như vậy trẻ sẽ dễ uống hơn. Thế nhưng, bạn có biết rằng có những loại thuốc viên khi nghiền hoặc nhai sẽ làm phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc gây độc tính cho người dùng.

Vậy nên, khi mua thuốc các bạn nên lưu ý, luôn phải tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ xem khi sử dụng thuốc này nhai hoặc nghiền thuốc liệu có ảnh hưởng gì đến việc điều trị không nhé.

2. Dùng sai loại nước để uống thuốc

Dùng sai loại nước

Khi uống thuốc nước là điều không thể thiếu để giúp thuốc có thể dễ dàng hòa tan và hấp thụ vào cơ thể giúp điều trị bệnh tốt hơn. Thế nhưng, nhiều người có thể do thói quen hoặc lười thường họ cho rằng thuốc chỉ cần cho vào bụng và tan ra là được, vậy nên không cần quan tâm đó là nước gì có thể sữa, cà phê, nước ngọt, nước trái cây, trà xanh... Nhưng đây là một cách sử dụng hoàn toàn sai lầm, nó không chỉ làm mất đi tác dụng của thuốc mà còn gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, bạn nên nhớ rằng, ngoài nước lọc thì tuyệt đối không nên uống thuốc với bất kỳ một loại nước nào khác, và nhớ uống nhiều nước để quá trình tan thuốc diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thụ thuốc hiệu quả hơn.

3. Uống thuốc tùy tiện thời gian

Uống thuốc tùy tiện thời gian

Khi đi mua thuốc, chúng ta thường được khuyến cáo rằng thuốc này sẽ phù hợp để sử dụng trước hoặc sau bữa ăn. Họ thực hiện rất đúng, thế nhưng thời gian ăn và uống thuốc quá gần nhau khiến cho thuốc thường không có tác dụng, thậm chí trong một số trường hợp nó còn làm tăng độc tính của thuốc, khiến bệnh nặng hơn.

Thời gian uống thuốc chuẩn nhất là trước hoặc sau giờ ăn cơm từ 30-60 phút. Lúc này cơm hoặc thuốc đã đủ thời gian hấp thụ vào trong cơ thể giúp cơ thể giúp công dụng của thuốc phát huy hiệu quả.

4. Nằm ngay sau khi uống thuốc

Nằm ngay sau khi uống thuốc

Khi cơ thể mệt mỏi, ai trong chúng ta cũng chỉ muốn nằm yên một chỗ để nghỉ ngơi. Thế nhưng việc này hoàn toàn không tốt khi chúng ta mới uống thuốc, bởi lẽ sau khi uống thuốc nếu bạn nằm ngay thì thuốc mới chỉ đi được 1/2 chặng đường xuống dạ dày, còn lại sẽ vướng lại trên thực quản. Điều này có thể tác hại đến thực quản dẫn đến ho, viêm, lâu dần có thể gây tổn thương vách thực quản.

Do đó, sau khi uống thuốc bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng 5 - 10 phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày thì mới an toàn cho sức khỏe.

5. Vận động ngay sau khi uống thuốc

Thường phải sau 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

6. Uống quá nhiều loại thuốc cùng lúc

Uống quá nhiều loại thuốc

Việc làm này sẽ khó tránh khỏi những tương tác của các thuốc với nhau. Mỗi loại thuốc lại có những công dụng điều trị riêng, tính năng khác nhau. Do đó, nếu bạn uống nhiều loại thuốc cùng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ, trao đổi, đào thải thuốc trong cơ thể.

Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Thứ Sáu, 19/05/2017 11:08
31 👨 757
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình