10 sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc răng miệng

Nhiều người trong số chúng ta cho rằng vệ sinh răng miệng là chỉ cần chải răng thường xuyên mỗi ngày là được. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, chúng ta cần chú ý đến việc lựa chọn bàn chải, kem đánh răng sao cho phù hợp, bao gồm cả chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, mọi người cũng cần biết những vấn đề thường xảy ra với răng miệng để có hướng khắc phục kịp thời.

Hãy cùng Quản Trị Mạng điểm qua 10 sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc răng miệng dưới đây nhé!

1. Đường là kẻ thù chính của răng

Đường là kẻ thù chính của răng© depositphotos © depositphotos © depositphotos © depositphoto

Thực tế, chúng ta thường kết tội "các vi khuẩn có hại" sản sinh ra axit gây sâu răng và phần tinh bột còn sót lại trên răng chính là thực phẩm ưa thích của các vi khuẩn này. Dĩ nhiên, đường cũng là một dạng cacbon hydrate (tinh bột - đường) nhưng nhiều sản phẩm khác, thậm chí là "lành mạnh" như hoa quả, ngũ cốc - cũng là thực phẩm ưa thích của lũ vi khuẩn.

Chất Cacbonhydrate có quan hệ mật thiết giữa bệnh sâu răng và sự hấp thụ các loại Carbonhydrate nguyên chất như Flour và các loại Carbonhydrate khác được dùng để tẩy trắng, tạo vị ngọt và làm ít xơ. Carbonhydrate nguyên chất dễ bám vào răng trong thời gian dài và dễ bị các vi khuẩn trong miệng làm biến đổi thành axit - nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng.

2. Không chữa bệnh về răng miệng khi mang thai

Không chữa bệnh về răng miệng khi mang thai© depositphotos © depositphotos

Ngược lại nếu bị bệnh răng miệng trong thời gian mang thai, bạn phải nhanh chóng điều trị. Hầu hết phụ nữ mang thai đều lo sợ rằng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên họ cố chịu đựng các vấn đề về răng miệng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn không cần phải chịu đựng đau đớn khi đến khám nha sĩ nữa bởi các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy sự an toàn của thuốc gây tê tại chỗ.

Hãy nhớ: luôn cảnh báo với nha sĩ rằng bạn đang mang thai.

3. Răng sữa bị sâu không cần điều trị

Răng sữa bị sâu không cần điều trị© depositphotos © depositphotos

Răng sữa thường có men răng mỏng hơn nên ít được bảo vệ khỏi vi khuẩn. Răng sữa bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm sưng và làm hại răng vĩnh viễn.

4. Bàn chải cứng làm sạch răng tốt hơn

Bàn chải cứng làm sạch răng tốt hơn© depositphotos

Trên thị trường hiện nay có vô số kiểu dáng và mẫu mã bàn chải đánh răng khác nhau, bạn nên sử dụng một bàn chải mềm, nếu bàn chải quá cứng có thể làm hại nướu và men răng. Một bàn chải với đầu đánh dài khoảng 2,5cm là lí tưởng dành cho người trưởng thành. Lông bàn chải bằng nilon cứng tốt hơn sợi tự nhiên bởi chúng hợp vệ sinh và bảo quản tốt hơn. Tốt nhất nên đánh răng 2 lần/ngày và thay đổi bàn chải 3-4 tháng một lần.

5. Dùng tăm sau khi ăn

Dùng tăm sau khi ăn© depositphotos © depositphotos

Nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn bởi tăm có thể gây hại cho lợi. Bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Quấn chỉ quanh hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống giữa các răng, cẩn thận để tránh làm tổn thương lợi. Tốt hơn bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa.

6. Đánh răng nhiều răng sẽ khỏe mạnh hơn

Đánh răng nhiều răng sẽ khỏe mạnh hơn© depositphotos © depositphotos

Đánh răng quá thường xuyên có thể dẫn đến việc mài mòn men răng do tính chất mài mòn của kem đánh răng. Bạn nên tuân thủ quy tắc đơn giản: đánh răng 2 lần một ngày và tốt nhất nên súc miệng vào các thời điểm trong ngày, giữa 2 lần đánh răng sáng và tối.

7. Đau răng không có nghĩa là sâu răng

Đau răng không có nghĩa là sâu răng© depositphotos

Đôi khi đau răng không hẳn là sâu răng, mà có thể bạn đang bị một số lý do khác: răng ê buốt, viêm tủy răng hoặc do nhai kẹo cao su chẳng hạn. Ngoài ra, bệnh răng ảnh hưởng đến xoang khá phổ biến, bởi xương hàm trên và răng hàm trên có liên quan chặt chẽ với xoang hàm. Hãy đến khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị đau răng.

8. Nếu phần trám răng sâu bung ra, chỉ cần bít lại

Nếu phần trám răng sâu bung ra, chỉ cần bít lại© depositphotos

Thường vật liệu trám răng sâu rất an toàn và khó có thể bung ra. Tuy nhiên, khi nó bung ra nghĩa là có vấn đề ở phần chân răng và cần đến bác sĩ ngay.

9. Phải nhổ răng khôn

Phải nhổ răng khôn© depositphotos © depositphotos

Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng thì không cần phải nhổ.

10. Nên chải răng sau khi ăn sáng

Nên chải răng sau khi ăn sáng© depositphotos © depositphotos

Quan điểm này được chính một số các nha sĩ ủng hộ. Tuy nhiên, ngày nay đa phần nha sĩ có xu hướng đánh răng trước ăn.
Trong khi ngủ, do nước bọt ít tiết ra nên vi khuẩn sẽ sinh sản nhiều và mảng bám sẽ tích lũy thêm. Nếu không đánh răng trước bữa sáng, tất cả những thứ này sẽ đi thẳng vào dạ dày bạn.

Xem thêm: Đánh răng vào thời gian nào trong ngày là chuẩn nhất

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 15/05/2017 10:48
4,52 👨 750
0 Bình luận
Sắp xếp theo