Khám phá giới hạn của con người qua 5 giác quan

Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác là 5 giác quan của con người giúp chúng ta cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể. Giới hạn của các cơ quan cảm giác này chính là giới hạn của chính cơ thể con người.

Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu các giới hạn trong 5 giác quan để biết sức chịu đựng của con người có thể đạt tới "đỉnh điểm" nào.

1. Thị giác

Có thể nói, thị giác là giác quan quan trọng nhất, bởi cần đến 1/4 các nơron thần kinh não bộ để tiếp nhận và xử lý các thông tin hình ảnh.

Giới hạn của thị giác

Với một người khoẻ mạnh, hai mắt sẽ có tổng góc nhìn là 200 độ theo phương ngang. Trong đó gồm:

  • Góc nhìn chung của cả hai mắt là khoảng 120 độ.
  • Góc nhìn theo phương thẳng đứng là 135 độ.

Tùy vào vị trí của mắt trên khuôn mặt của mỗi người mà các góc độ này có thể thay đổi khác nhau.

Mắt người có thể nhìn thấy thiên hà Andromeda cách Trái Đất 2,6 triệu năm ánh sáng
Mắt người có thể nhìn thấy thiên hà Andromeda cách Trái Đất 2,6 triệu năm ánh sáng.

Mắt người bao gồm rất nhiều tế bào tiếp nhận ánh sáng có nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển các thông tin hình ảnh đến não thông qua các dây thần kinh thị giác.

Các dây thần kinh thị giác phải đi xuyên qua lớp các tế bào thụ quang phía sau nhãn cầu, khiến điểm này không có dây thần kinh đón nhận ánh sáng nghĩa là không thể tiếp nhận ánh sáng. Điểm đó được gọi là điểm mù.

Do não bộ tiếp nhận thông tin từ cả hai mắt để bù đắp cho khuyết điểm của từng mắt riêng biệt nên điểm mù không phải là vấn đề lớn đối với con người. Nhưng khi bắt buộc chỉ dùng một mắt thì điểm mù gây ra không ít khó khăn cho con người, thậm chí có thể gây nguy hiểm khi di chuyển tốc độ cao.

Cấu tạo giải phẫu học mắt người.
Cấu tạo giải phẫu học mắt người.

Số lượng hạt ánh sáng hay photon mà đối tượng phát ra quyết định tầm nhìn của con người, càng nhiều hạt được phát ra thì càng dễ kích thích võng mạc ở mắt. Cụ thể, con người có khả năng thấy một ngọn lửa bập bùng với khoảng cách lên tới 48km. Và thật đáng kinh ngạc, vật thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường nằm cách Trái Đất tới 2,6 triệu năm ánh sáng, thiên hà Andromeda xa xôi trong vũ trụ.

Thính giác

Thính giác là một giác quan vô cùng quan trọng, trong một số trường hợp nó còn có thể giúp con người tránh được rủi ro, vượt qua cả thị giác.

Thính giác

Chúng ta nghe được âm thanh là nhờ vào một lớp màng chắn nằm sâu phía trong tai được gọi là màng nhĩ. Khi tiếng động bên ngoài truyền vào tai gặp màng nhĩ, màng nhĩ sẽ dao động tạo ra sóng âm và tiếp tục được truyền qua các xương nhỏ vào tai trong, rồi chuyển thành tín hiệu thần kinh đến bộ não.

Một người khoẻ mạnh có thể nghe các tần số âm thanh trong khoảng từ 20 - 20.000Hz.

Mô tả giới hạn ngưỡng nghe của con người
Mô tả giới hạn ngưỡng nghe của con người.

Ngưỡng nghe của mỗi người là khác nhau, thay đổi theo độ tuổi và phụ thuộc vào tần số của âm thanh đó. Ngưỡng nghe tối đa giảm dần theo độ tuổi. Ngưỡng nghe tối thiểu là thuật ngữ chỉ cường độ âm thanh nhỏ nhất (khi không có bất kỳ âm thanh nào gây xáo trộn) tai người có thể nghe được. Ngưỡng nghe tối thiểu của một người bình thường là từ 0 - 5 decibels (dB), như tiếng lá rơi xuống đất, tiếng nước nhỏ giọt từ vòi xuống bồn. Nhưng theo thống kê, một số người thậm chí có khả năng nghe được cường độ âm tối thiểu xuống đến -5 dB.

Âm thanh lớn nhất mà con người có thể nghe là khoảng 160dB, nếu nghe âm thanh có độ lớn vượt quá ngưỡng này có thể khiến màng nhĩ bị rách. Nếu nghe âm thanh có độ lớn 200dB, con người có thể bị vỡ phổi, tắc nghẽn các mạch máu và dẫn tới tử vong do áp lực quá lớn.

Khứu giác và vị giác

Theo các nhà khoa học Mỹ, mũi của con người có thể tối đa ngửi được 1.000 tỷ mùi. Quả là một con số "khủng" gây bất ngờ cho nhiều người.

Khứu giác

Vị giác và khứu giác chịu sự chi phối của hai cơ quan thụ cảm khác nhau nhưng có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau là lưỡi và mũi. Nếu một cơ quan cảm giác có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới cơ quan còn lại. Ví dụ như, khi bị ngạt mũi thì hương vị của thức ăn sẽ giảm đi đáng kể.

Theo các nhà khoa học, vị giác được đánh giá là yếu nhất trong 5 giác quan của con người. Vì vị giác dễ dàng bị "đánh lừa" nếu có tác động của mùi hay thậm chí là màu.

Nhưng, vẫn có một số cá nhân đặc biệt có "siêu" vị giác. Lưỡi của những người này có nhiều chồi vị giác hơn những người khác, giúp nhạy cảm hơn với 4 vị giác cơ bản: chua, mặn, đắng, ngọt.

Mật độ chồi vị giác trên lưỡi của người Mật độ chồi vị giác trên lưỡi của người "siêu nếm" (phía trên), của người bình thường (bên dưới).

Xúc giác

Hiện nay, các nhà khoa học chưa đưa ra được giới hạn của giác quan xúc giác của con người. Do họ chưa nắm được cơ chế hình thành và những cảm giác, nguyên nhân là do các dây thần kinh dưới da.

Thứ Sáu, 07/07/2017 07:44
4,345 👨 89.246
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thu Thủy Nguyễn
    Thu Thủy Nguyễn

    😇


    Thích Phản hồi 02/11/21
    ❖ Khám phá khoa học