Khắc phục lỗi card video không hoạt động

Còn được gọi là bộ điều hợp hiển thị, card đồ họa, bộ điều hợp video, bo mạch video hoặc bộ điều khiển video, card video là thiết bị mở rộng kết nối với bo mạch chủ của máy tính. Nó được sử dụng để tạo ra một hình ảnh trên màn hình. Không có card video, bạn sẽ không thể xem bài viết này trên máy tính. Nói một cách rõ hơn, đây là một phần của phần cứng bên trong máy tính với vai trò xử lý hình ảnh và video, cùng với một số nhiệm vụ thường được xử lý bởi CPU. Card video được sử dụng bởi các game thủ thay cho card đồ họa tích hợp do sức mạnh xử lý và video RAM của chúng tốt hơn.

Tổng quan về card video máy tính

Dưới đây là các ví dụ trực quan về card video bên trong máy tính. Đầu tiên, là một hình ảnh của card video AGP. Nó giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan về card màn hình trước đây, với nhiều loại kết nối và các thành phần khác trên card. Tiếp theo, là một ví dụ về card video PCI Express hiện đại, thường được sử dụng trong các máy tính chơi game hiện nay.

Lưu ý: Một số bo mạch chủ cũng có thể sử dụng card video on-board, có nghĩa là card màn hình không phải là một card mở rộng riêng biệt như được hiển thị bên dưới:

Card video

Minh họa card video

Các cổng card video

Những hình ảnh trên cũng giúp minh họa các loại cổng được sử dụng cho card video. Để biết thêm thông tin về bất kỳ cổng nào trong số các cổng này, hãy nhấp vào các liên kết bên dưới.

  • DVI: (Viết tắt của Digital Visual Interface) DVI là giao diện hiển thị video. Nó được phát triển để trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp nhằm truyền tải nội dung video kỹ thuật số, hiển thị các thiết bị ở độ phân giải cao tới 2560 x 1600. Các thiết bị phổ biến sử dụng kết nối DVI là màn hình máy tính và máy chiếu. DVI thậm chí có thể được sử dụng với một số TV, mặc dù HDMI phổ biến hơn vì chỉ một số cáp DVI có thể truyền tín hiệu âm thanh. Đầu nối DVI (hiển thị bên dưới) có thể có một trong ba tên tùy thuộc vào tín hiệu hỗ trợ: DVI-A (chỉ analog), DVI-D (chỉ kỹ thuật số) hoặc DVI-I (cả kỹ thuật số và analog).

DVI

  • HDMI: (Viết tắt của High Definition Multimedia Interface) HDMI là đầu nối và dây cáp có khả năng truyền các luồng âm thanh, video chất lượng và băng thông cao giữa các thiết bị. Công nghệ HDMI được sử dụng với các thiết bị như HDTV, máy chiếu, đầu đĩa DVD hoặc đầu đĩa Blu-ray.

HDMI

  • S-Video: S-Video, còn được gọi là video Y/C, là viết tắt của Super Video. Đây là định dạng truyền video và loại kết nối được tìm thấy trên thiết bị video. Nó sử dụng một giao diện kết nối tròn, và cáp truyền tín hiệu video luminance (Y) và chrominance (C) riêng biệt. Khi được cắm vào TV hoặc các thiết bị hiển thị khác, nó tạo ra một hình ảnh tốt hơn khi so sánh với video composite.

S-Video

  • VGA: (Viết tắt của Video Graphics Adapter hoặc Video Graphics Array). VGA là chuẩn hiển thị phổ biến được IBM phát triển và giới thiệu vào năm 1987. VGA cung cấp màn hình màu độ phân giải 640 x 480 với tốc độ refresh 60Hz và 16 màu được hiển thị cùng một lúc. Nếu độ phân giải được hạ xuống 320 x 200, sẽ có 256 màu được hiển thị. VGA sử dụng tín hiệu analog, có nghĩa là nó chỉ có khả năng hiển thị độ phân giải chất lượng thấp hơn trên màn hình.

VGA

Trong quá khứ, VGA hoặc SVGA là kết nối phổ biến nhất được sử dụng cho màn hình máy tính. Ngày nay, hầu hết các màn hình phẳng đều sử dụng kết nối DVI hoặc HDMI.

Khe cắm mở rộng card video (kết nối)

Khe cắm mở rộng card video là nơi card kết nối với bo mạch chủ. Trong hình trên, card video được lắp vào khe mở rộng AGP trên bo mạch chủ của máy tính. Cùng với sự phát triển của máy tính, đã có một số loại khe cắm mở rộng được sử dụng cho card video. Ngày nay, khe cắm mở rộng phổ biến nhất cho card màn hình là PCIe. Các khe cắm cũ hơn lần lượt là AGP, PCI và ISA.

Lưu ý: Một số máy tính OEM và bo mạch chủ có thể có card video trên bo mạch hoặc tích hợp sẵn vào bo mạch chủ.

Có thể cài đặt nhiều card video không?

Tất nhiên là có thể. Cả hai card AMD Radeon (sử dụng Crossfire) và NVIDIA GeForce (sử dụng SLI) đều có khả năng chạy 2 hoặc nhiều card video cùng lúc.

Phải làm gì khi card video không hoạt động?

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho việc khắc phục sự cố card video không hoạt động. Ngoài các hướng dẫn trong bài viết này, bạn cũng nên xem lại bài viết: Tổng hợp một số cách sửa lỗi màn hình Windows 10 đen xì để biết thêm thông tin.

Thận trọng: Hầu hết các bước sẽ yêu cầu bạn mở và thao tác bên trong máy tính của mình. Do đó, đảm bảo bạn biết được nguy cơ tiềm ẩn của ESD (Hiện tượng phóng/xả tĩnh điện).

Cập nhật driver

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn có driver mới nhất cho card video. Cả NVIDIA và AMD đều cung cấp driver miễn phí trên các trang web tương ứng của họ. Hãy tải xuống và cài đặt các driver mới nhất cho card video của bạn.

Gắn lại card video

Đảm bảo máy tính của bạn đã tắt. Sau đó, tháo các vít giữ card video, rồi nhẹ nhàng lắc nó cho đến khi nó bật ra khỏi khe cắm mở rộng. Sau đó, gắn lại card video và bật máy tính của bạn lên.

Gắn lại card video

Thử đổi card video

Nếu việc gắn lại card màn hình chưa giải quyết được vấn đề, hoặc GPU của bạn đang ở trên bo mạch, hãy thử một card màn hình thay thế trong máy tính của bạn (nếu bạn có).

Mua một card video khác

Nếu card video thay thế không hoạt động hoặc bạn không có card video nào khác thay thế, bạn nên mua card video mới để thay card bị lỗi trong máy tính.

Thay thế bo mạch chủ

Nếu card video thay thế không hoạt động và việc thay card video mới không giải quyết được sự cố, có khả năng bo mạch chủ của bạn bị lỗi và cần thay thế. Nếu bạn cảm thấy cần phải thay thế bo mạch chủ, hãy xem bài viết: Những điều cần biết khi chọn mua mainboard của Quantrimang để biết thêm chi tiết. Nếu không, bạn nên mang máy ra một cửa hàng sửa chữa uy tín để được trợ giúp.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 23/11/2018 15:17
33 👨 10.561
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính