CPU-Z 2.01

Cpuid
Miễn phí 15/04/2021 5.000+

CPU-Z là gì?

cpu z

CPU-Z là một công cụ miễn phí cho người dùng máy tính, nếu bạn muốn biết chi tiết thông số thành phần phần cứng trong máy tính thì hãy nhờ đến CPU-Z. Được phát triển bởi CPUID và là một trong những phần mềm phổ biến trong giới công nghệ và người dùng phổ thông nhờ những tiện ích mà nó đem lại cùng với giao diện rất dễ sử dụng. Dưới đây là những thông tin mà CPU-Z có thể cung cấp:

CPU (Bộ xử lý):

cpu z cpu z

  • Tên CPU: Tên chính thức của bộ xử lý, ví dụ: Intel Core i7-13700K, AMD Ryzen 9 7900X...
  • Codename (Tên mã): Tên mã của kiến trúc CPU, ví dụ: Alder Lake (Intel), Zen 4 (AMD).
  • Package: Loại socket của CPU, như LGA 1700 (Intel), AM5 (AMD).
  • Technology: Kích thước tiến trình sản xuất CPU (nm), ví dụ: 5nm, 10nm.
  • Core Voltage: Điện áp mà CPU đang sử dụng.
  • Specification: Tên đầy đủ của CPU theo mô hình sản xuất, ví dụ: Intel Core i7-13700K @ 3.60GHz.
  • Family, Model, Stepping: Các thông số về kiến trúc và phiên bản của CPU.
  • Cores (Số lõi): Số lượng lõi vật lý của CPU.
  • Threads (Số luồng): Số luồng xử lý của CPU (với công nghệ đa luồng, như Hyper-Threading của Intel).
  • Core Speed (Tốc độ lõi): Xung nhịp hiện tại của CPU (thường thay đổi theo thời gian thực).
  • Multiplier (Hệ số nhân): Hệ số nhân của CPU, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý.
  • Bus Speed: Tốc độ bus kết nối CPU với các thành phần khác (FSB – Front Side Bus).
  • Cache L1, L2, L3: Dung lượng và chi tiết các cấp bộ nhớ đệm của CPU.

Bo mạch chủ (Motherboard):

cpu z cpu z

  • Manufacturer (Nhà sản xuất): Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ HP, Gigabyte, ASUS...
  • Model: Tên và số hiệu của bo mạch chủ.
  • Chipset: Loại chipset điều khiển bo mạch, ví dụ: Intel Z790, AMD X670...
  • BIOS: Phiên bản BIOS hiện tại, bao gồm ngày tháng cập nhật.

RAM (Memory)

z cpu z

  • Type: Loại RAM (DDR3, DDR4, DDR5,...).
  • Size: Dung lượng bộ nhớ và xung nhịp RAM.
  • Channel #: Chỉ số lượng kênh bộ nhớ mà RAM đang hoạt động
  • DC Mode: Đây là chế độ hoạt động của bộ nhớ RAM khi hai thanh RAM có cùng dung lượng, tốc độ, và được cắm đúng vào các khe tương thích trên bo mạch chủ.
  • Uncore Frequency: Tốc độ hoạt động của các thành phần phụ trợ bên ngoài lõi xử lý chính của CPU.
  • Mục Timings trong tab RAM của CPU-Z hiển thị các thông số liên quan đến độ trễ và tốc độ của bộ nhớ RAM.

SPD (Serial Presence Detect)

z cpu z

Memory Slot Selection

  • Max Bandwidth: Đây là tần số xung nhịp tối đa mà các thanh RAM trên máy của bạn có thể chạy được. Thường được hiển thị dưới dạng JEDEC standard.
  • Module Size: Hiển thị dung lượng của thanh RAM tại khe đã cắm, ví dụ: 8GB, 16GB, 32GB.
  • Module Manuf: Hiển thị tên của nhà sản xuất thanh RAM, ví dụ: Samsung, Kingston, Corsair, G.SKILL...
  • DRAM Manuf: Nhà sản xuất chip bộ nhớ DRAM được sử dụng trong thanh RAM.
  • Part Number: Mã số model của thanh RAM, cho phép bạn xác định chính xác sản phẩm.
  • Serial Number (Số seri): Số serial duy nhất của thanh RAM, dùng để nhận diện từng sản phẩm cụ thể.
  • Week/Year: Tuần và năm sản xuất RAM.
  • Rank: Chỉ số nhóm chip nhớ mà bộ điều khiển bộ nhớ của CPU có thể truy xuất cùng lúc.

Timing Table

Bảng này sẽ bao gồm các giá trị thời gian trễ (timing) tại các tần số xung nhịp khác nhau. Các thông số chính trong bảng này gồm:

  • Frequency: Tần số hoạt động của RAM tại các mức JEDEC khác nhau.
  • CAS Latency: Độ trễ CAS (ví dụ: CL15, CL16), thời gian trễ giữa khi lệnh đọc được đưa ra và khi dữ liệu bắt đầu được truy xuất.
  • RAS# to CAS#: Thời gian trễ giữa việc xác định hàng và cột trong bộ nhớ.
  • RAS Precharge: Thời gian cần thiết để chuẩn bị một hàng khác trước khi truy cập.
  • tRAS: Thời gian một hàng phải duy trì trạng thái "active" trước khi có thể truy cập hàng khác.

Card đồ họa (Graphics)

z cpu z

  • Name: Tên và loại GPU, ví dụ như: NVIDIA GeForce RTX 3060, AMD Radeon RX 6700 XT.
  • Board Manuf: Xung nhịp, bộ nhớ đồ họa, và các công nghệ hỗ trợ liên quan.
  • Technology: Công nghệ chế tạo chip đồ họa, ví dụ: 7 nm, 10 nm.
  • Revision: Phiên bản của chip đồ họa, cho biết các cải tiến hoặc thay đổi so với các phiên bản trước.
  • Shader/SoC: Tần số hoạt động của các đơn vị shader, là các đơn vị chuyên dụng trong GPU xử lý các hiệu ứng đồ họa.
  • GPU Clock: Tần số hoạt động của GPU, thể hiện tốc độ mà GPU có thể xử lý các tác vụ đồ họa. Thường được đo bằng MHz.
  • Memory: Loại bộ nhớ VRAM mà card đồ họa sử dụng, ví dụ: GDDR5, GDDR6, HBM2, đây là công nghệ bộ nhớ được tối ưu hóa cho đồ họa.

Bench

z cpu z

  • Bench CPU: Kiểm tra hiệu suất CPU, đo điểm số Single-thread (đơn luồng)Multi-thread (đa luồng).
  • Stress CPU: Kiểm tra độ ổn định của CPU nếu phải tải nặng, dùng để kiểm tra nhiệt độ và hiệu suất tối đa.
  • Reference Benchmarks: So sánh hiệu suất CPU của bạn với các CPU khác
  • Score: Hiển thị điểm số hiệu suất của CPU sau khi chạy benchmark, giúp đánh giá sức mạnh xử lý.

CPU-Z 2024 vẫn tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ tốt cho các thiết bị phần cứng mới nhất. Đồng thời sẽ phải tăng cường khả năng kiểm tra, đo lường hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.

4,523 👨 105.562
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tiện ích hệ thống