Những quy tắc ăn uống chuẩn của những quốc gia trên thế giới

Ông bà ta đã có câu “Nhập gia tùy tục” vậy nên, nếu bạn có dịp đi du lịch đến một quốc gia nào đó hay có một đối tác là người nước ngoài thì bạn hãy tìm hiểu qua văn hóa cũng như cách ăn uống của đối phương để tránh làm họ mất lòng. Sau đây là 15 quy tắc đặc biệt về cách thức dùng bữa của nhiều quốc gia khác nhau hãy cũng tìm hiểu để có thể áp dụng trong cuộc sống nhé.

1. Hàn Quốc: Hãy đợi đến lượt mình

Hàn Quốc: Hãy đợi đến lượt mình

Với văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc chúng ta có thể dễ dàng thấy trên những bộ phim hay các chương trình thực tế của đất nước này. Trong bàn ăn của người Hàn, những người lớn tuổi nhất trong nhà thường ngồi đầu tiên, sau đó đến những người ít tuổi nhất. Và khi ăn chúng ta phải đợi người đàn ông lớn tuổi nhất bắt đầu gắp thức ăn thì mới được ăn. Nếu được ai đó lớn tuổi mời nước thì hãy đón nhận nó bằng hai bàn tay nhé.

2. Nhật Bản: Đừng chuyền thức ăn bằng đũa

Nhật Bản: Đừng chuyền thức ăn bằng đũa

Với văn hóa ẩm thực đất nước mặt trời mọc, khi bạn muốn gắp thức ăn mời một ai đó thì tuyệt đối không nên dùng đũa để di chuyển, bởi theo truyền thống người Nhật, đũa dùng để chuyền xương cho người chết, vậy nên nếu bạn thực hiện hành động đó trước một người Nhật thì e rằng họ sẽ đánh giá bạn không cao.

Bên cạnh đó, nếu trong bữa ăn bạn đặt dọc đũa trên đồ ăn cũng là một điều cấm kỵ tại Nhật. Nếu đang trong nhà hàng, điều này được coi là thất lễ với ông chủ

3. Trung Quốc: Đừng chỉ đũa vào người khác

Trung Quốc: Đừng chỉ đũa vào người khác

Tại bàn ăn người Trung bạn tuyệt đối đừng bao giờ dùng đũa chỉ vào mặt người khác, điều này thể hiện sự bất kính và thiếu tôn trọng người trong mâm cơm.

4. Thái Lan: Đừng ăn thức ăn trên dĩa

Thái Lan: Đừng ăn thức ăn trên dĩa

Ở Thái Lan, trong những bữa cơm thì nĩa không phải là dụng cụ mà chúng ta dùng để ăn trực tiếp mà chỉ được dùng để giúp ta đẩy phần thức ăn vào thìa. Trường hợp đặc biệt là những bữa ăn không có cơm hay xôi mà chỉ có thức ăn mặn thì chúng ta vẫn có thể dùng nĩa. Ngoài ra, người Thái Lan cũng không hề dùng đũa trong bữa cơm như người Việt Nam.

5. Anh: Nghiêng thìa xúp

Anh: Nghiêng thìa xúp

Đối với ở Anh, khi thưởng thức món súp, bạn cũng cần có nghệ thuật, khi ăn nên ăn từ mép thìa. Bạn có thể nghiêng cả thìa và bát để tỏ phép lịch sự với chủ nhà.

6. Các nước Ả rập: Ăn bằng tay phải

Ăn bằng tay phải

Hầu hết người Ả rập thường ăn bằng tay, nhưng không phải tay nào cũng được dùng để bốc thức ăn. Nước này quy định, khi bốc ăn chỉ dùng tay phải, không được dùng tay trái, bởi đây là bàn tay không sạch sẽ.

7. Chile: Không ăn bằng tay

Chile không ăn bằng tay

Trái ngược với đất nước Ả rập, thì những người Chile lại sử dụng dao và dĩa để ăn. Họ không bao giờ dùng tay bốc món gì, kể cả khoai tây chiên cũng cần dùng dĩa, chứ không thò tay vào.

8. Ý: Chỉ nhận lời khi được mời lần hai

Ý chỉ nhận lời khi được mời lần hai

Ý luôn nổi tiếng với những món ăn ngon như bánh và mỳ Spaghetti. Tuy nhiên, không như nhiều quốc gia khác, người Ý lại rất giữ ý tứ trong lời mời ăn cơm của ai đó, thông thường nếu bạn mời họ đi ăn lần đầu thì họ sẽ từ chối, nhưng sau này nếu bạn tiếp tục mời thì họ sẽ đồng ý với bạn ngay thôi. Khi ăn nên nhớ rằng đừng yêu cầu thêm pho mát, hành động này là khiếm nhã với chủ nhà.

9. Tanzania: Hãy đến muộn khi đi ăn

Tanzania hãy đến muộn khi đi ăn

Có lẽ với chúng ta thì không có gì khó chịu bằng việc chờ đợi trong bữa ăn, thế nhưng ở Tanzania, đến sớm hay đến đúng giờ trong bữa ăn là một việc làm tối kị, điều này thể hiện vị khách này không tôn trọng chủ nhà. Vậy nên, để thể hiện phép lịch sự bạn phải đến muộn 20 phút mới là phong tục của người Tanzania.

10. Pháp: Đừng vội vàng khi ăn trưa

Pháp đừng vội vàng khi ăn trưa

Ở Pháp bữa ăn trưa được xem là thời gian để mọi có thể thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Vậy nên trong bữa ăn, mọi người thường ăn chậm rãi và nói chuyện vui vẻ cùng nhau. Vậy nên, trong bữa ăn trưa đừng ăn “hùng hục như trâu húc mả” để nhanh chóng quay trở lại công việc.

11. Khi nào nên ăn hết sạch đồ trên đĩa

Khi nào nên ăn hết sạch đồ trên đĩa

Ở một số quốc gia như Nhật, Pháp và một số nước khác, khi một vị khách ăn hết đồ ăn có trên đĩa đồng nghĩa với việc người đó rất hài lòng về bữa ăn hôm đó. Tuy nhiên, những nơi như Philippines, Campuchia hay Ai Cập lại cho rằng ăn hết thức ăn nghĩa là chủ nhà phục vụ thiếu và khiến bạn chưa đủ no.

12. Ấn Độ: Ợ sau khi ăn

Ấn Độ ợ sau khi ăn

Bạn có ợ sau khi ăn no và ngon miệng. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng chủ nhà ở nước Ấn Độ và Trung Quốc. Còn bạn thích “xì hơi” sau khi ăn xong thì hãy đến với đất nước Eskimo nhé. Điều này thể hiện sự cảm kích của bạn dành cho bữa ăn đó.

13. Jamaica: Để ý xem con bạn ăn gì

Jamaica để ý xem con bạn ăn gì

Những gì bạn ăn cũng quan trọng như cách bạn ăn chúng vậy. Người Jamaica quan niệm, trẻ con ăn thịt gà trước khi có thể nói chuyện sẽ không bao giờ nói được.

14. Kazakhstan: Đừng mong họ mang cho bạn một cốc trà đầy

Kazakhstan đừng mong họ mang cho bạn một cốc trà đầy

Với người Việt chúng ta uống trà là phải rót đầy, nếu rót 1/2 chén thì khách sẽ cho rằng chủ nhà không tiếp đón họ nồng nhiệt. Ngược lại, ở đất nước Kazakhstan họ chỉ mang cho bạn cốc trà vơi một nửa. Với họ, cốc trà đầy là dấu hiệu muốn bạn rời đi.

15. Ai Cập: Đừng cầm lọ muối lên

Ai Cập đừng cầm lọ muối lên

Hãy cẩn thận khi dùng gia vị. Ở Ai Cập, bạn sẽ khiến đầu bếp phật lòng nếu cầm lọ muối lên. Với người Azerbaijan, đổ muối tràn ra là dấu hiệu bắt đầu một cuộc tranh cãi.

Thứ Năm, 17/08/2017 20:23
41 👨 4.745
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Du lịch