Một ngày nọ, nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto đã nhận thấy rằng mỗi năm, cứ 20% quả đậu trong vườn nhà của ông tạo ra được chính xác 80% hạt đậu. Từ đây, ông bắt đầu tìm hiểu cơ chế này trong các công ty và nhiều lĩnh vực khác. Kết quả cho thấy 80% kết quả đầu ra thường được tạo thành từ 20% đầu vào có năng suất cao nhất.
Về sau, mọi người biết đến điều này như là nguyên ý Pareto hay còn gọi là nguyên tắc 80/20 và được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế - xã hội.
Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 80% kết quả bạn đạt được chỉ xuất phát từ 20% những gì bạn bỏ ra.
Trong lịch sử, nguyên lý này được xem là phổ biến nhất trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Bởi lẽ, thực tế cho thấy 20% khách hàng tạo rao 80% doanh thu của một doanh nghiệp, 20% nhân viên bán hàng quyết định đến 80% doanh số bán hàng hay 20% tổng chi phí tạo ra 80% kết quả...
Xét về quản lý thời gian, họ thường nhận thấy rằng 20% thời gian tạo ra 80% năng suất và 20% số nhân viên tạo ra 80% giá trị cho một tổ chức.
Những ví dụ minh họa cho nguyên lý Pareto còn rất nhiều và chắc chắn, đây chỉ là một con số tương đối vì chẳng ai có thể khẳng định được độ chính xác 100% của tỷ lệ 4/1 này. Cho dù đó là 76/24 hay 83/17 thì chúng đều được cho là có ý nghĩa tương tự.
Nguyên lý 80/20 trong cuộc sống
Điều cần nhấn mạnh ở đây là nguyên lý 80/20 không chỉ được áp dụng trong kinh doanh mà còn cả trong cuộc sống nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nguyên tắc này để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chẳng hạn:
- 20% loại tài sản nào mà bạn đang sở hữu có giá trị cao nhất?
- Bạn dành 20% thời gian của mình vào việc gì có thể mang lại cho bạn 80% hạnh phúc?
- 20% số người giúp bạn cảm thấy 80% hạnh phúc khi ở cạnh họ, vậy họ là ai?
- 20% những bộ trang phục nào mà bạn mặc đến 80% thời gian?
- 20% loại thực phẩm nào mà 80% thời gian dành cho việc ăn uống, bạn đều ăn chúng?
Điều bất ngờ là những câu hỏi này rất dễ để trả lời và bạn không cần phải cân nhắc quá lâu để tìm được đáp án.
Khi đã xác định được, bạn có thể dễ dàng tập trung vào những điều này để tăng năng suất cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn, 80% số người bạn dành thời gian kết nối với họ chỉ khiến bạn cảm thấy được 20% hạnh phúc thì tốt nhất là không nên ở cạnh họ quá nhiều. Hay 80% bộ quần áo mà bạn chỉ mặc khoảng 20% thời gian trong cuộc đời thì tốt nhất là hãy bán đi hoặc dành tặng cho những người khác.
Nhận dạng được 20% loại thực phẩm mà bạn thường xuyên ăn (chiếm đến 80% thời gian ăn uống trong cuộc đời bạn) sẽ giải thích liệu rằng bạn có đang duy trì một chế độ ăn lành mạnh hay không và mức độ lành mạnh như thế nào? Đồng thời đảm bảo chuyển đổi sang một chế độ ăn mà 20% thực phẩm mà bạn ăn trong 80% thời gian đó đủ chất dinh dưỡng và giúp bạn có thêm nhiều năng lượng.
Khi lần đầu tiên xem xét việc ứng dụng nguyên lý 80/20 vào cuộc sống của mình, ngay lập tức, tôi nhận ra một vài thứ:
- Chỉ một vài sở thích (xem chương trình truyền hình và video game) chiếm đến 80% thời gian của tôi, nhưng chúng chỉ mang đến cho tôi 20 cảm giác thỏa mãn.
- 80% thời gian tôi gặp gỡ với những người mà tôi không thực sự cảm thấy hạnh phúc.
- 80% số tiền tôi đã sử dụng tiêu xài cho những thứ không có ích và chẳng để làm gì cả.
Cuối cùng, tôi đã có thêm động lực để thay đổi và xem xét lại các lựa chọn. Tôi ít xem TV và chơi game hơn. Tôi nhận ra ai là những người quan trọng với mình và cân nhắc kỹ hơn khi quyết định mua thứ gì đó.
Nguyên lý 80/20 trong công việc
Những công việc nào bạn dành 80% thời gian nhưng chúng chỉ mang lại 20% kết quả (chẳng hạn như check email liên tục, viết Memo, mất thời gian để ra các quyết định không quan trọng và không cần thiết....)?
20% phần việc nào giúp bạn giành được 80% lòng tin và sự công nhận từ phía đồng nghiệp hoặc sếp?
Và cuối cùng, bạn cũng nên áp dụng nguyên lý 80/20 vào đời sống cảm xúc và các mối quan hệ của mình. 20% những hành vi nào khiến bạn gặp phải 80% những rắc rối trong chuyện tình cảm? 20% cuộc trò chuyện nào tạo ra 80% mức độ thân thiết của bạn với bạn đời?
Đây là những câu hỏi rất quan trọng mà đa phần nhiều người trong chúng ta chẳng bao giờ tự hỏi bản thân mình cả.
Nguyên lý 80/20 không phải có ý nghĩa cho từng khía cạnh trong cuộc sống hay trong tất cả mọi thứ mà chúng ta làm. Nó cũng không chỉ là hiệu quả mà còn giúp mỗi người kiểm soát và lan tỏa những điều tốt đẹp đó sang cho những người khác. Nó là thứ gì đó mà chúng ta có thể chịu trách nhiệm và cải thiện để trở nên tốt hơn.
Bạn có thể tạo ra những thay đổi nào trong cuộc đời mình dựa trên nguyên tắc này?
Một trong những câu trả lời rõ ràng nhất, chắc chắn đó là tài sản mà mỗi người đang sở hữu. Khả năng cao rằng 80% những gì bạn có chỉ mang đến một lượng rất nhỏ hạnh phúc hoặc sự hài lòng.
Ngay bây giờ, hãy ngồi xuống và nghĩ về nó, thậm chí, bạn có thể viết ra giấy để có cái nhìn rõ hơn về những thứ sẽ giúp bạn có được hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời.