Cuộc sống không bao giờ trải đầy hoa hồng, mà cuộc sống là đầy rẫy những thử thách và chông gai. Trong quá trình tìm một công việc cũng không ngoại lệ, có đôi khi chúng ta phải đối diện với những lời từ chối của những nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng đối diện, vượt qua sự thật đó. Vậy làm thế nào để chiến thắng được sự thất bại trong các cuộc phỏng vấn xin việc?
Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi bị nhà tuyển dụng từ chối.
1. Nên nghĩ rằng đó là việc tốt
Khi nhà tuyển dụng đưa ra quyết định từ chối không nhận bạn, thì bạn cũng không nên quá buồn phiền và suy nghĩ nhiều về nó, bởi lẽ những nhà tuyển dụng họ hiểu về công việc và cách tổ chức công việc để chọn đúng người cho phù hợp, vì vậy họ không chọn bạn bởi vì bạn không phải là người phù hợp nhất với công việc đó. Như vậy cũng là một điều tốt bởi lẽ nếu bạn bắt đầu công việc này bạn sẽ bị bỡ ngỡ và không quen việc dẫn đến việc sớm muộn gì bạn cũng sẽ từ bỏ công việc này vì không phù hợp. Vậy nên hãy nghĩ nó theo một chiều hướng tích cực hơn để tìm kiếm một công việc phù hợp nhé.
2. Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc phỏng vấn tới
Một buổi hẹn phỏng vấn không đồng nghĩa với một lời đề nghị cho công việc. Ở đây chỉ là lời mời, sự mở đầu để cho nhà tuyển dụng và bạn sẽ đánh giá về nhau. Thậm chí nếu bạn chắc chắn là người phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng đó thì cũng không nên đặt hy vong quá cao vào một chỗ. Hãy cứ tiếp tục tìm kiếm biết đâu may mắn sẽ mỉm cười với bạn và bạn có thể chọn cho mình một công việc tốt hơn rất nhiều. Nếu bạn cứ cho buổi phỏng vấn đó là cơ hội duy nhất, công việc tốt nhất và khi bạn bị từ chối thì chắc chắn rằng tinh thần của bạn sẽ không thoải mái, bạn sẽ thất vọng tràn trề và mất niềm tin.
Chính vì vậy đừng quá bi quan, hay luôn vui vẻ và tự tin vào chính bản thân mình chắc chắn bạn sẽ thành công.
3. Thất bại là mẹ thành công
Khi bạn tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, bạn sẽ không tránh khỏi gặp những lời từ chối của nhà tuyển dụng. Sau mỗi lần từ chối đó bạn sẽ cảm thấy quen dần, không bị quá thất vọng và lấy đó là tinh thần, kinh nghiệm cho những cuộc phỏng vấn tiếp theo. Hãy xem những sự thất bại đó là cơ hội mới, bài học kinh nghiệm quý báu cho bạn để bạn có thể hoàn thiện kỹ năng của mình như: viết CV, trả lời phỏng vấn.
4. Hỏi xin lời khuyên từ nhà phỏng vấn
Khi bạn bị từ chối trong buổi phỏng vấn đó, nếu có cơ hội bạn hãy hỏi họ trực tiếp hoặc viết thư email để cảm ơn và hỏi một số câu dạng như sau:
- Quyết định lựa chọn ứng viên dựa trên những yếu tố nào?
- Có điều gì khiến anh/chị càm thấy tôi không phù hợp với vị trí này không?
- Anh/chị có thể chia sẻ những điều tạo nên sự khác biệt ở các ứng viên thành công không?
5. Không nên dày vò bản thân
Bạn có thể thấy thất vọng khi phỏng vấn thất bại nhưng đừng tự dày vò bản thân. Dù gì đó đã là chuyện đã rồi. Hãy rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Hơn nữa, bạn không thể lúc nào cũng thành công, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện hay. Hãy về nhà và rủ người bạn thân hoặc người yêu đi chơi đâu đó cho bạn có thể quên hết nỗi buồn của cuộc phỏng vấn hôm đó, lấy lại sự tự tin của bản thân và tiếp tục thử sức với những lần tiếp theo bước vào cuộc phỏng vấn, hãy duy trì mức độ tự tin về sự thể hiện của mình.
Chúc bạn thành công!