Đông chí là một ngày đặc biệt trong văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, một khái niệm khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ Đông chí là gì? Cùng tìm hiểu Đông chí là ngày gì, Đông chí 2021 vào ngày nào qua bài viết dưới đây nhé.
Đông Chí
Đông chí là gì?
Khái niệm về ngày Đông chí của người Việt cũng tương tự như người Trung Quốc, do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Trung Hoa nói riêng.
Theo quan niệm của phương Đông, Đông chí là ngày giữa mùa đông, có nguồn gốc từ nông lịch của người Trung Quốc cổ đại. Cụ thể, một năm sẽ có 4 mùa gồm Xuân, Hạ, Thu, Đông và có 8 tiết chính là Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí.
Vào ngày Đông chí, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm thấp nhất về hướng Nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía Vắc khiến cho ngày ở Nam bán cầu là ngày dài nhất trong năm còn đêm ở Bắc bán cầu sẽ là đêm dài nhất trong năm.
Còn theo Thiên văn học phương Tây, ngày Đông chí đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu Nam và sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu Bắc.
Ngày Đông chí 2021 là ngày nào?
Ngày Đông chí là một ngày trong tháng 11 Âm lịch, không rơi vào một ngày cố định nào. Đông chí thường bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 21 hoặc 22/12 Dương lịch cho đến hết ngày 05 - 06/01 năm sau, khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu.
Ngày Đông chí năm 2021 là ngày 18 tháng 11 âm lịch, tức ngày 21 tháng 12 theo Dương lịch.
Ý nghĩa của ngày Đông chí
Ngày Đông chí không chỉ là một ngày thời tiết có nhiều biến chuyển mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa khác.
Ý nghĩa ngày Đông chí trong văn hóa phương Đông
Trong Âm lịch Trung Quốc, ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán và tháng nhuận. Qua Đông chí, chúng ta thường sẽ bước vào tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm.
Ngày Đông chí có nguồn gốc từ Trung Quốc, do đó, với người Hoa tết Đông chí cũng là một trong những dịp tết quan trọng.
Ngày Đông chí có nguồn gốc từ Trung Quốc, nên tết Đông chí có nhiều ý nghĩa đối với người Hoa. Theo sử sách, ở thời phong kiến xưa ở Trung Quốc, vua chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày khi đến tiết Đông chí, còn các gia đình dân thường sẽ quây quần bên nhau ăn uống, múa hát.
Hiện nay, chỉ còn một số ít địa phương còn tổ chức lễ hội trong Đông chí, hoạt động phổ biến nhất là các thành viên trong gia đình cùng ăn những món ăn cổ truyền.
Tuy mỗi vùng miền mà có những món ăn đặc trưng khác nhau, ví dụ như các địa phương miền Nam là món thang viên hay còn gọi là chè trôi nước, còn tại miền Bắc Trung Hoa, người ta thường sẽ ăn bánh bao hấp hoặc hoành thánh.
Ngày Đông chí không phải là một ngày quá đặc biệt với người dân Việt Nam. Nhưng một số gia đình vẫn làm lễ cúng tổ tiên, ông bà trong ngày này để cầu một năm an lành, khỏe mạnh thành công. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp đoàn viên, cùng ăn bữa cơm ấm cúng.
Ý nghĩa ngày Đông chí trong văn hóa phương Tây
Đối với nhiều nước trên thế giới, ngày Đông chí cũng là một ngày đặc biệt nên có rất nhiều sự kiện và lễ hội diễn ra như lễ hội Festivus, lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Kwanzaa, lễ hội Saturnalia, lễ hội HumanLight, lễ hội Hanukkah…
Tại các nước phương Tây, Đông chí thường rơi vào cùng thời điểm với các ngày lễ lớn cuối năm như lễ Giáng Sinh, ngày lễ quan trọng của những tín đồ Thiên Chúa giáo, được xem như dịp tết chính và được tổ chức rất long trọng.
Những điều lưu ý khi Đông chí đến
Ngày Đông chí chính là thời điểm giữa mùa Đông, và đây cũng là thời điểm đánh dấu khoảng thời gian nhiệt độ môi trường xuống thấp. Do vậy, khi vào Đông chí, mọi người nhất là người già, trẻ nhỏ, người có sức khoẻ kém nên chú ý mặc ấm và ăn uống, tập luyện rèn luyện sức khỏe, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng,
Khi đến ngày Đông chí, hiện tượng thời tiết trời nồm có thể xuất hiện không khí, sàn nhà, tường nhà,… thường xuyên ẩm ướt gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Cách khắc phục mời các bạn tham khảo trong bài “9 cách làm nền nhà không bị nồm ẩm”.