Đáp án cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2024

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin hiện đang diễn ra từ ngày 15/3/2023 đến 24h ngày 5/4/2023 với 2 bộ đề thi khác nhau, với những câu hỏi khác nhau nhưng đều xung quanh chủ đề tìm hiểu, và bảo vệ bản thân khu tham gia môi trường mạng cho các em học sinh. Học sinh sẽ đăng nhập vào trang web thi Học sinh với An toàn thông tin, sau đó thực hiện vào làm bài thi trực tuyến. Tổng câu hỏi là 24 câu và học sinh làm bài thi trong vòng 30 phút. Dưới đây là gợi ý câu trả lời cho 2 bộ đề thi Học sinh với An toàn thông tin.

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 - Bộ số 1

Câu 1: Theo luật “An ninh mạng” hiện hành, đâu là hành vi bị cấm?

A. Tung thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Câu 2: Theo em những thông tin nào dưới đây được phép đăng tải mà không cần sự cho phép của cơ quan chức năng?

A. Thông tin về các hoạt động thường ngày của bản thân và gia đình.

D. Thông tin về bạn bè của em hoặc gia đình họ đã được đồng ý khi đăng tải

Câu 3: Cơ quan thành lập, tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cơ quan nào?

D. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông

Câu 4: Virus là một phần mềm độc hại (một chương trình hay đoạn chương trình) có các tính chất nào sau đây:

C. Có thể được ngụy trang bằng một vỏ bọc tưởng chừng như vô hại để tạo độ tin tưởng cho người dùng.

Câu 5: Đại dịch Covid 19 khiến học sinh phải học tập online qua các nền tảng trực tuyến. Bạn có biết nền tảng nào gần đây bị phát hiện có lỗ hổng bảo mật khiến người lạ có thể đột nhập vào cuộc họp trực tuyến, "thả bom" ảnh nhạy cảm, lấy nội dung hoặc phá phách cuộc họp?

C. Zoom Meeting

Câu 6: Trong lĩnh vực An toàn thông tin, thuật ngữ Trojan Horse ("Con ngựa thành Tơ-Roa") nghĩa là gì?

C. Một phần mềm độc hại lây nhiễm trong thiết bị/máy tính chuyên mở trộm "cửa hậu" là một cổng kết nối mạng để cho tin tặc bí mật xâm nhập trái phép.

Câu 7: Thông tin cá nhân trên mạng luôn được giữ an toàn! Đúng hay sai?

B. Sai

Câu 8: Những thông tin nào vẫn có thể còn được lưu trên mạng dù người dùng đã xóa đi trên máy của mình?

A. Một status trên facebook

B. Một bình luận trên facebook

C. Tin nhắn đã thu hồi

Câu 9: Theo em, trong các tình huống sau, tình huống nào được coi là “selfie không an toàn”?

A. Tình huống selfie ở trường học cùng bạn bè, mặc đồng phục có cả biển tên lớp, trường, đăng ở chế độ công khai.

Câu 10: Nếu em gặp các tình huống sau đây thì tình huống nào em không nên tin tưởng?

A. Một người em không quen biết nhắn tin cho em, mời em đi ăn cùng người đó.

Câu 11: Nếu bạn bè em bị bắt nạt trên mạng xã hội, em không nên làm những việc nào sau đây?

A. Đăng bài xúc phạm người bắt nạt

C. Dọa dẫm và trả thù cho bạn

Câu 12: Theo em, đâu là quá trình "kẻ săn mồi tình dục" thực hiện để đạt được mục đích xâm hại tình dục trẻ em qua mạng?

C. Tiếp cận trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Lừa đảo, xâm hại tình dục.

Câu 13: Khi nào một trang web được coi là tin cậy?

A. Có thông tin về chủ sở và nội dung cung cấp trên trang web đã được kiểm chứng.

Câu 14: Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?

A. Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú.

Câu 15: Nếu cần mua mỹ phẩm trên mạng, em cần lưu ý gì?

A. Xác định loại mỹ phẩm cần mua phù hợp với đối tượng dùng

B. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu

C. Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết hàng giả, hàng thật

Câu 16: Hãy chỉ ra các con đường có thể phát tán và lây lan của mã độc trên thiết bị di động?

B. Qua thẻ nhớ

C. Qua việc chia sẻ tệp tin hay đường link trên mạng xã hội

D. Qua thư điện tử

Câu 17: KHÔNG NÊN đặt mật khẩu tài khoản như thế nào? Chọn một hoặc nhiều phương án đúng

A. Đặt mật khẩu là 123456 để dễ nhớ không bị quên

B. Dùng ngày tháng năm sinh của mình để đặt mật khẩu

Câu 18: Những cách nào sau đây giúp đề phòng thư điện tử (email) lừa đảo?

A. Cẩn trọng với các thư rác, với các email có tiêu đề "hấp dẫn - nhạy cảm ‐ khẩn cấp"

B. Không nên tin tưởng các tên hiển thị trong email. Để ý các tên hay được giả mạo như tên của các hãng lớn, người quen, người nổi tiếng...

C. Cân nhắc kỹ lưỡng khi bấm vào liên kết (link) trong nội dung email, tránh dẫn đến các website độc hại mà tin tặc dựng lên để tấn công.

D. Nhận diện và hạn chế xem các thư điện tử spam, thư điện tử quảng cáo

E. Cần hạn chế tối đa, cân nhắc cẩn thận khi trả lời email và cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức nào.

Câu 19: Nên làm gì để phòng chống nguy cơ nghiện mạng xã hội?

A. Đọc sách

B. Tham gia các môn thể thao vận động

C. Tham gia các hoạt động xã hội

Câu 20: Vì sao không phải thông tin nào trên mạng Internet cũng đáng tin cậy?

C. A và B đều đúng

Câu 21: Điều nào có thể KHÔNG được liệt kê trong “Những rủi ro bạn có thể gặp trên mạng" ?

D. Bị "hố" mua đắt khi mua hàng trực tuyến, bị "ném đá" trên mạng xã hội

Câu 22: Cha, mẹ cần làm gì khi cho con sử dụng thiết bị điện tử?

B. Cha, mẹ nên hạn chế và hướng dẫn con sử dụng thiết bị điện tử chứ không nên cấm hoàn toàn

Câu 23: Quy tắc nào được khuyên dùng để bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị di động?

A. Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ trong 20 giây và nhìn vào một vật cách xa 6m (20 feet) trở lên.

Câu 24: Làm cách nào người dùng làm việc trên máy tính dùng chung có thể ẩn lịch sử duyệt web cá nhân của họ khỏi những người làm việc khác có thể sử dụng máy tính này?

A. Mở trình duyệt trong chế độ ẩn danh, chế độ riêng tư.

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 - Bộ số 2

Câu 1: Những bộ luật nào có quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

A. Luật Trẻ em

D. Luật An ninh mạng

Câu 2: Theo quy định của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

A. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

C. Cơ quan quản lý nhà nước về Thông tin truyền thông

Câu 3: Hành vi nào sau đây được xem là vi phạm Luật An ninh mạng 2018 về phòng, chống tấn công mạng?

A. Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;

D. Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính

Câu 4: Những rủi ro an toàn thông tin khi sử dụng mạng internet là gì?

A. Bị hủy hoại danh tiếng trên mạng

D. Bị đánh cắp thông tin

Câu 5: Cho biết cách sử dụng bàn phím ảo trong hệ điều hành Windows

D. Vào Start \ Run \ gõ lệnh OSK

Câu 6: Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?

C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

Câu 7: Trong trường hợp bạn nhận được tin nhắn xúc phạm trên máy tính, bạn nên làm gì ?

B. Lưu và đưa tin nhắn cho bố mẹ, người giám hộ hoặc người mà bạn tin tưởng xem.

Câu 8: Những thông tin nào không nên chia sẻ trên mạng xã hội

A. Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học

C. Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm

D. Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm

Câu 9: Việc công khai thông tin quá mức trên mạng dẫn đến những hậu quả gì?

A. Kẻ xấu biết được thông tin về địa chỉ, nơi ở

C. Nhận được nhiều cuộc gọi lừa đảo, giả danh người nhà để lấy lòng tin rồi làm theo họ.

D. Bán thông tin trên chợ đen.

Câu 10: Mọi thông tin được chia sẻ bởi những người em biết đều đáng tin. Theo em khẳng định trên là đúng hay sai

B. Sai, vì có thể nguồn gốc của tin tức chưa được kiểm chứng

Câu 11: Qua hội fan nhóm nhạc Hàn quốc BlackPink trên Facebook, Lan quen một bạn tự xưng là bằng tuổi và sống gần khu nhà của Lan. Một hôm người bạn đó muốn hẹn gặp mặt trực tiếp để cùng chia sẻ niềm yêu thích idol. Trong tình huống này, Lan nên làm những gì?

B. Chưa nhận lời ngay, cần xác minh thêm về người bạn kia

C. Rủ thêm một người bạn đi cùng để an toàn

D. Hỏi thêm ý kiến bố mẹ/anh chị hoặc người giám hộ

Câu 12: Theo em, những biểu hiện nào sau đây được xem là dấu hiệu nhận diện nạn nhân bị bóc lột tình dục trẻ em qua mạng?

C. Nhận nhiều tin nhắn, điện thoại; ngoại hình thay đổi; muốn mua sắm mà không rõ lý do; có thể có thương tích thể chất không rõ nguyên nhân.

Câu 13: Em thấy quảng cáo về trò chơi có thưởng, cứ chơi là trúng giải. Em chỉ cần truy cập vào đường link và cung cấp các thông tin cá nhân để đăng nhập vào trò chơi và lĩnh giải thưởng. Em sẽ làm gì?

A. Em sẽ bỏ qua quảng cáo

Câu 14: Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?

A. Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú

B. Hỏi ý kiến người lớn, người đã từng như mình

C. Tự đặt những mục tiêu nhỏ hàng ngày về học tập, cuộc sống

Câu 15: Tấn công vào yếu tố con người (social engineering) bao gồm:

Tấn công lừa đảo (phishing attack): gửi thư rác, tạo trang web giả, dùng mạng xã hội,...

A. Đổ nước vào lỗ (Watering hole) là một chiến lược tấn công máy tính, trong đó kẻ tấn công đoán hoặc quan sát các trang web mà một tổ chức thường sử dụng và lây nhiễm phần mềm độc hại cho một hoặc nhiều trang web trong số đó. Cuối cùng, một số thành viên của nhóm được nhắm mục tiêu sẽ bị nhiễm bệnh.

Câu 16: Bạn muốn tham gia trang web mới mà tất cả bạn bè của bạn đều là thành viên. Thông tin nào nên được chấp nhận để cung cấp và công khai trực tuyến?

D. Nickname

Câu 17: Tin tặc đánh cắp danh tính của bạn trên mạng xã hội bằng những cách nào sau đây?

A. Thu thập thông tin từ phần mô tả chủ tài khoản (profile)

D. Lấy dữ liệu từ việc gắn thông tin vị trí trong hình ảnh chụp

Câu 18: Chính sách quản lý tài khoản nào nên được thiết lập để ngăn chặn các cuộc tấn công ác ý vào tài khoản của người dùng?

D. Giới hạn số lần đăng nhập (login)

Câu 19: Bạn nên làm gì nếu một người lạ yêu cầu bạn gửi ảnh của bạn cho họ?

B. Không gửi bất kì hình ảnh nào (có thể báo với người lớn)

Câu 20: Những người mà em có thể chấp nhận kết bạn trên mạng xã hội là như thể nào?

B. Những người là bạn bè mà em quen biết ngoài thực tế

Câu 21: Đáp án nào dưới đây là tác động tiêu cực của mạng xã hội

A. Ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng mạng xã hội quá mức

B. Dễ bị lộ thông tin cá nhân

Câu 22: Những hậu quả nguy hại đối với trẻ em khi tiếp xúc với máy tính, tivi, điện thoại quá lâu?

C. Kỹ năng giao tiếp kém, có nguy cơ bị trầm cảm

Câu 23: Theo em chúng ta cần phải làm gì để tự đảm bảo ATTT phòng trường hợp thiết bị cá nhân của mình bị mất cắp?

A. Luôn đặt mật khẩu cho các thiết bị cá nhân.

B. Thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản được lưu trữ trên thiết bị cá nhân ngay lập tức khi bị mất cắp

D. Sử dụng ứng dụng "Find my phone"

Câu 24: Những điều nên thực hiện để đảm bảo an toàn thông tin của điện thoại?

A. Luôn giữ điện thoại của bạn bên mình

C. Khóa máy với mật mã an ninh

D. Khi có người muốn nhờ gọi điện, bạn phải tự mở khóa và cho họ gọi ngay trước mặt mình

Chủ Nhật, 02/04/2023 08:12
3,73 👨 2.665
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giáo dục, học tập