Cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch là truyền thống lâu đời của người Việt để tiễn ông Táo về trời để báo cáo mọi việc trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, cách cúng ông Công ông Táo ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về cách cúng ông Công ông Táo ở miền Nam và mâm lễ cúng ông Táo ở miền Nam.
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam
Mâm lễ cúng ông Táo ở miền Nam gồm:
- Mũ ông Công ông Táo cắt bằng giấy gồm hai mũ có 2 cánh chuồn dành cho Táo ông và một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
- Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, mâm ngũ quả tươi.
- Một mâm cỗ mặn (gà luộc, xôi, canh… ) hoặc một mâm cỗ chay (trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...), tùy từng gia đình.
- Một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen.
- Một bộ “cò bay, ngựa chạy” cắt bằng giấy.
Một số nơi ở miền Nam còn nấu thêm chè xôi hoặc chỉ mâm trái cây hết sức đơn giản để cúng tiễn ông Táo về trời.
Điểm khác biệt của lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam là không mua cá chép, không tỉa chân nhang (tỉa chân hương).
Thời gian cúng ông Công ông Táo ở miền Nam
Khác với các vùng miền khác, người miền Nam cho rằng, sau khi nấu nướng xong, cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường về trời. Vì vậy, người dân miền Nam thường cúng ông Công ông Táo vào buổi tối, trong khoảng thời gian từ 20h đến 23h.
Sau khi sắp lễ, đọc bài văn cúng ông Công ông Táo, chờ cho hết hương, người dân miền Nam sẽ hóa bộ “cò bay, ngựa chạy” bằng giấy để ông Táo bay về trời nhanh hơn