Dọn bàn thờ, rút chân nhang (tỉa chân hương) trước hay sau khi cúng ông Táo?

Việc lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương, rút chân nhang hay tỉa chân hương… là một trong những việc quan trọng trong hầu hết gia đình người Việt mỗi dịp cuối năm khi cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón Tết và chào mừng năm mới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết nên cúng ông Công ông Táo trước hay lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang trước mới đúng để không phạm?

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo?

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt thường tiến hành lau dọn bàn thờ và rút tỉa chân hương của năm cũ để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần.

Bao sái bát hương

Sau một năm thờ cúng, chân nhang sẽ nhiều lên khiến bát hương bị đầy gây khó khăn cho việc dọn dẹp bàn thờ cũng như thắp hương bái thỉnh cho năm sau. Nhưng do quan niệm của người Việt, không có việc gì thì không được động vào bát hương để tránh những điều không may mắn. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ và bao sái bát hương, người ta chỉ rút chân hương hoặc tỉa chân nhang và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương chứ không bê cả bát hương xuống để dọn dẹp.

Các gia đình thường chọn ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo lên chầu trời để dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương. Vậy, nên thực hiện việc lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?

Không có quy định cụ thể nào về việc này nhưng theo các chuyên gia nên lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời bởi quan niệm xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng, gia chủ có thể tranh thủ dọn bàn thờ sạch sẽ để đón Táo quân trở về.

Gia chủ thắp hương xin phép tổ tiên, các vị thần trước khi tiến hành rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ. Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp, gia chủ cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

Theo các chuyên gia, gia chủ có thể thực hiện việc lau dọn ban thờ, tỉa chân hương vào ngày một ngày tốt nào đó trong tháng chạp là được.

Nếu cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp thì ngay sau khi cúng xong gia chủ nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh nơi thờ cúng luôn.

Nếu cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp, sau khi khi cúng xong để an yên và sang ngày 24 hay 25 tháng Chạp gia chủ mới được rút tỉa chân nhang.

Ngày đẹp lau dọn bàn thờ năm 2024

Việc bao sái bàn thờ thường được các gia đình thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Năm 2024, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch, ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện từng gia đình mà bạn có thể thực hiện công việc này trước hoặc sau, miễn là chọn được ngày đẹp, ngày tốt, ngày hoàng đạo là được. Dưới đây là một số ngày tốt khác trong tháng Chạp 2023 âm lịch (năm 2024 dương lịch) để bao sái bát hương bao gồm:

  • Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
  • Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
  • Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)

Có nên tỉa chân nhang thường xuyên không?

Việc dọn dẹp và lau chùi bàn thờ thường xuyên chính là thể hiện sự thành tâm, hiếu nghĩa. Ngoài ra, để quá nhiều chân nhang trên bát hương sẽ che khuất tầm nhìn của các vị thờ cúng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Vì vậy, gia chủ cần rút tỉa chân nhang thường xuyên mỗi khi bát hương đầy để đảm bảo vệ sinh, gọn gàng và an toàn.

Chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo đúng chuẩn, không lo bị phạm, mời các bạn theo dõi trong bài Cách tỉa chân nhang (hương) chuẩn chỉ, không lo bị "phạm".

Thứ Hai, 01/01/2024 11:49
3,633 👨 145.597
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024