CEO là gì? CEO học ngành gì?

CEO là một chức vụ lớn, quan trọng trong một tổ chức, công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng biết CEO nghĩa là gì, CEO làm gì và học gì để trở thành CEO. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cụm từ viết tắt này và ý nghĩa của nó nhé.

CEO là gì?

CEO là viết tắt của từ Tiếng Anh Chief Executive Officer, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là giám đốc điều hành.

Tuy nhiên ở Việt Nam, CEO được sử dụng gọi chung cho các chức danh gồm Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty.

Vậy để hiểu đơn giản rằng CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp, người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cho sự thành công chung của công ty.

CEO là giám đốc điều hành

Chức năng, nhiệm vụ của CEO

Công việc của CEO là tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

CEO phải đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn, dưới đây là một số nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận:

  • Vạch ra chiến lược và định hướng đi cụ thể cho công ty, đảm bảo đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
  • Chỉ đạo việc xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị đưa ra.
  • Chịu trách nhiệm trước HĐQT về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty.
  • Đưa ra những ý kiến, đề xuất giúp phát triển công ty.
  • Xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.
  • Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính của công ty.
  • Thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển, dự án đầu tư của công ty.
  • Đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, bộ máy nhân sự của công ty.
  • Đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu và đánh giá tình hình hoạt động của từng ban ngành cụ thể.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, kết quả đánh giá nhân viên.

Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

Người ở vị trí CEO phải đảm nhận công việc quan trọng và rất phức tạp nên hoàn thành tốt cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn sâu rộng và có tố chất của một người lãnh đạo.

Kiến thức đa lĩnh vực

CEO là người phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau để có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ.

Nền tảng về khoa học quản trị

Để trở thành một nhà điều hành xuất sắc, bạn vừa phải có kiến thức về quản trị vừa phải tự nghiên cứu, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm, kĩ năng

Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành còn phải có kinh nghiệm trong việc đối nhân xử thế.

Chịu được áp lực, sức khỏe tốt

Một sức khỏe tốt và một tinh thần thép mới có thể giúp CEO vượt qua những khó khăn, áp lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.

Tố chất bẩm sinh

Không phải ai cũng có thể làm CEO. Ngoài được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc còn cần có các tố chất như Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán.

Học gì để trở thành CEO?

Ngành Quản trị Kinh doanh được xem là cái nôi của những CEO tài ba, hay nói một cách dễ hiểu học ngành Quản trị Kinh doanh bạn sẽ tiến gần hơn mục tiêu trở thành CEO của mình.

Khi học ngành này bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh mà cụ thể là cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tốt tài chính, quản trị marketing, thống kê, thông thạo về chứng khoán, giải quyết rủi ro và kỹ năng lãnh đạo...

Ngoài những kiến thức trong trường học, bạn cũng nên trau dồi kiến thức về xã hội, con người, xây dựng các mối quan hệ… Bạn nên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đảm nhận các chức vụ bí thư, lớp trưởng… để rèn luyện kỹ năng phân tích, phân công, hướng dẫn đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố.

Ngoài CEO còn có các từ viết tắt khác thường được sử dụng để chỉ chức danh trong một doanh nghiệp như CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO.

Chủ Nhật, 30/05/2021 09:03
51 👨 1.242
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc