Cách viết sớ cúng giao thừa, viết sớ cúng tất niên 2024

Sớ là một loại văn bản thường được dùng để trình bay nguyện ước của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn. Ứng dụng của sớ rất rộng rãi, nhưng đa số thời nay sớ chỉ được sử dụng trong việc cúng lễ.

Vào dịp cuối năm, nhiều người cũng hay sử dụng sớ để cúng nhưng không phải ai cũng biết cách viết sớ cúng Tất niên đúng cách. Dưới đây là cách viết sớ Tất niên 2023 đầy đủ và chi tiết.

Thể thức của tờ sớ

viet so cung tat nien

Sớ được thiết kế văn bản theo thể thức sau:

  • Phần giấy trắng (tức là lưu không- ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.
  • Lưu không Trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.
  • Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”.
  • Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”.
  • Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”

Bố cục lá sớ cúng tất niên và cách viết sớ cúng tất niên 2023

Sự phân chia và bố trí nội dung của một lá sớ thông thường và bao gồm cả sớ chúc phúc mùng 1 Tết có các phần theo thứ tự ở dưới đây.

viet so cung giao thua 2021

  • Phần đầu sau hai chữ “phục dĩ”, đa số các tờ sớ sẽ có phần phi lộ, thông thường là một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú, nội dung có liên quan tới lá sớ.
  • Phần ghi địa chỉ: Phần này tiếp theo lời phi lộ, được mở đầu bằng hai chữ “viên hữu” tiếp theo là “Việt Nam quốc, tỉnh, huyện, xã thôn. Tiếp theo là hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” ở cuối hàng địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là ghi nơi tiến sớ, ví dụ: “….linh từ”.
  • Phần nêu lý do dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên đền, chùa của phần 2. Đầu cột tiếp theo đa phần là mấy chữ “Phật, Thánh hiến cúng …..thiên tiến lễ……” . Kết thúc là chữ “sự”. Chú ý trong sớ, tất cả các chữ Phật, Thánh, hoặc hồng danh của các ngài đều phải viết tôn cao thêm bằng 1 chữ.
  • Phần ghi họ tên người dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng câu: “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ “đẳng”. ví dụ “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này là mấy chữ: “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”… Mấy chữ này, cùng hai chữ “y vu” ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào. Lý do là mấy chứ đó có thể thay đổi cho phù hợp hơn hoặc văn vẻ hơn theo sở học của người viết sớ.
  • Phần tán thán: Ở phần này là những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Kết thúc phần này là câu “do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu
  • Phần thỉnh Phật Thánh: Phần này mở đầu bằng 2 chữ “cung duy” tiếp theo là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi hồng danh là các chữ “tòa hạ” dành cho Phật, “vị tiền” dành cho Thánh, Thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi với các vị Tiên thì dung “cung khuyết hạ”
  • Phần thỉnh cầu: Phần này được mở đầu bằng hai chữ “phục nguyện”. Tiếp theo là đoạn văn biền ngẫu (thường là rất hay) nói về sự mong mỏi được các bề trên ban ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc bằng câu “đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ.
  • Phần cuối cùng, là ghi năm tháng ngày (có khi cả giờ). Kết thúc bằng mấy chữ “….thần khấu thủ thượng sớ”.

Video cách viết sớ cúng tất niên 2023

Xem thêm:

Thứ Bảy, 03/02/2024 08:23
2,67 👨 34.226
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024