Lễ phạt mộc là gì?

Theo truyền thống của người Việt, lễ phạt mộc là một trong những nghi lễ quan trọng trong việc xây nhà, đặc biệt là nhà gỗ cổ truyền. Vậy, lễ phạt mộc nhà gỗ là gì, tại sao phải làm lễ phạt mộc nhà gỗ khi xây nhà? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lễ phạt mộc

Lễ phạt mộc là gì?

Lễ phạt mộc là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Đây là nghi lễ lâu đời mang ý nghĩa to lớn trong tâm linh, với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho chủ nhà tránh bị ma quỷ quấy rối trong quá trình làm nhà, đồng thời phù hộ cho đội thợ thi công ngôi nhà được suôn sẻ, hoàn thành tốt công việc của mình.

Nghi lễ phạt mộc

Là một nghi lễ quan trọng khi bắt đầu thi công xây cất một căn nhà gỗ, nên lễ phạt mộc cần phải được thực hiện vào ngày giờ đẹp và phải có mặt tất cả những thành viên từ gia chủ, thợ cả, chủ xưởng.

Lễ phạt mộc được thực hiện trước khi xây dựng một căn nhà gỗ và thực hiện tại xưởng thi công ngôi nhà. Người thực hiện nghi lễ này là bác thợ cả. Sau khi thắp hương khấn vái, người thợ cả sẽ “bật mực trên sào” - một hình thức bắt buộc để định kích thước ngôi nhà trên tầm gỗ (sào là một bản vẽ thu nhỏ của nhà gỗ cổ truyền). Sau đó gia chủ sẽ ký và viết tên lên trên sào, để cho chủ nhân đời sau biết được ai là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà.

Cuối cùng bác thợ cả sẽ dùng rìu chặt ba nhát vào tấm gỗ sử dụng xây nhà để “làm phép”.

Sau khi nghi lễ phạt mộc kết thúc, mọi người mới bắt tay vào thi công ngôi nhà gỗ.

Thứ Bảy, 16/01/2021 09:21
51 👨 2.886
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?