Nghi thức cúng đêm giao thừa đúng chuẩn

Cúng trong đêm giao thừa như thế nào, mâm cúng giao thừa gồm những gì, cúng giao thừa vào thời điểm nào là điều mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu về nghi lễ cúng giao thừa đúng chuẩn trong bài viết dưới đây để tránh đi vận xui, nhận nhiều vận may trong dịp năm mới.

Cúng giao thừa là gì

Cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong đêm 30 Tết - thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Các gia đình Việt Nam có truyền thống cúng giao thừa để cầu mong một năm mới sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên.

Cúng giao thừa vào giờ nào?

Lễ cúng giao thừa thường được cử hành trong khoảng từ 23h đêm 30 cho đến 1h sáng mùng 1. Nghi lễ phải hoàn thành trước 1h sáng mùng 1. Vì vậy, để lễ cúng diễn ra không quá gấp gáp và đúng nghi thức, gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng lễ vật.

Mâm cúng giao thừa

Theo phong tục từ xưa của cha ông, khi cúng giao thừa gia chủ phải thực hiện hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời.

Trong đó, lễ cúng giao thừa ngoài trời thực hiện trước để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới, sau đó mới thực hiện cúng trong nhà.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Một mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm có:

  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào đỏ
  • 1 bánh chưng hoặc bánh tét
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 chén/bát muối
  • 1 chén/bát gạo
  • Bánh kẹo các loại
  • Nhang, đèn hoặc nến
  • Vàng mã (nếu có)
  • Trà, rượu trắng
  • Trầu cau và vôi
  • Một số món ăn truyền thống ngày Tết khác (tùy gia chủ)

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo quan niệm, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua còn hướng Bắc là để cúng Thượng Đế. Vì vậy, tùy vào khuôn viên nhà mà lựa chọn vị trí phù hợp nhất để đặt mâm cúng giao thừa theo một trong hai hướng Bắc hoặc Đông đều được.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Theo truyền thống, nghi lễ cúng giao thừa trong nhà là cúng bái tổ tiên với mong muốn cầu xin gia đình gặp những điều tốt lành.

Mâm lễ giao thừa trong nhà gồm có hương, hoa, đèn hoặc nến, bánh kẹo, mứt, bánh chưng, xôi gấc, khẩu thịt, rượu và các món mặn tùy ý.

Bài cúng giao thừa mời các bạn tham khảo trong bài “Bài cúng giao thừa Tân Sửu 2021 (trong nhà và ngoài trời)”.

Cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không?

Nhiều người thắc mắc, cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không. Với vấn đề này, tùy vào phong tục vùng miền mà mỗi nơi thực hiện khác nhau. Nhưng thường thì vàng mã cúng giao thừa ngoài trời sẽ hóa luôn sau khi cúng xong để xua đuổi đi những điều không tốt đẹp.

Còn vàng mã cúng giao thừa trong nhà sẽ để lại đến khi làm lễ hóa vàng, lễ tiễn đưa ông bà về cõi âm và rước lộc về nhà mới hóa.

Theo phong tục, ở nhiều địa phương, sau khi lễ cúng giao thừa kết thúc, gia chủ sẽ lấy muối và rượu trên mâm cúng rắc xung quanh nhà và rót rượu với mục đích trừ tịch, tức trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới bình an.

Thứ Năm, 27/01/2022 08:27
3,88 👨 7.263
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024