Giá sầu riêng khá đắt, khoảng 100.000 đồng/kg. Nếu mà chỉ ăn mỗi phần cơm sầu riêng thì có vẻ khá lãng phí rồi. Và nếu bạn chưa biết thì không chỉ cơm sầu riêng mà phần hạt, vỏ của sầu riêng cũng ăn được.
Dưới đây là cách chế biến hạt và vỏ sầu riêng, mời các bạn tham khảo.
1. Hạt sầu riêng luộc
Hạt sầu riêng có thể ăn được và các tác dụng rất tốt. Các bạn đừng vứt đi nhé.
Sau khi thưởng thức hết phần cơm sầu, còn phần hạt bạn hãy rửa sạch với nước. Cho hạt sầu vào nồi luộc với nước khoảng 15 phút là được. Hạt sầu luộc ăn bùi bùi, thơm ngon hơn so với hạt mít luộc.
Công dụng của hạt sầu riêng
- Chất dinh dưỡng trong hạt sầu riêng gồm 3,1% chất đạm, 0,4% chất béo, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C và cung cấp 189 calo.
- Được sử dụng làm thuốc bổ dưỡng, giúp bổ thận tráng dương, bổ tỳ bổ thận, chữa trị chứng đau dạ dày hiệu quả.
- Làm chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt, bánh kẹo,…
2. Cùi sầu riêng tẩm bột chiên
Cùi có màu trắng hơi đục nhưng vị ăn vào thì rất bùi.
Với phần cùi sầu riêng, bạn dùng dao cắt lấy phần cùi trắng. Sau khi rửa sạch, cắt phần cùi thành những miếng nhỏ.
Cho cùi sầu riêng lăn qua 1 lớp trứng, sau đó là 1 lớp bột chiên giòn. Sau khi chiên lên, bạn sẽ có món cùi sầu riêng tẩm bột chiên cực ngon và lạ miệng.
3. Vỏ sầu riêng phơi khô để pha trà
Vỏ sầu riêng không chỉ ăn được mà còn có thể chế biến để pha trà, rất tốt cho sức khỏe.
Công dụng của vỏ sầu riêng
- Trị các chứng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy
- Nguyên liệu cho món ăn
- Bổ thận
- Trị rong kinh
Với phần vỏ có dính gai của sầu riêng, bạn hãy rửa sạch, thái mỏng rồi đem phơi nắng. Sau khi phơi khô, bạn có thể dùng ngâm trong nước nóng để có một đồ uống tốt cho sức khỏe.
Vỏ sầu riêng có công dụng trị các chứng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy; bổ thận; trị rọng kinh, giúp chị em giảm bớt cảm giác đau/chướng bụng trong kỳ kinh nguyệt.
4. Vỏ sầu riêng hầm với sườn hèo
Vỏ sầu riêng tươi thái lát, rửa sạch và cho vào hầm chung với sườn heo, bạn sẽ có một món canh thơm ngọt, bùi và vị rất đậm đà.