Tôm, cá hấp bia là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc ăn tôm cá hấp bia thì khi thổi nồng độ cồn có lên không. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thực tế, các loại quả ngọt hoặc quả lên men đều chứa cồn nhưng rất ít như nho, sầu riêng, dứa, táo, siro.
Các món tôm cá hấp bia, bò sốt vang có sử dụng bia rượu cùng với nhiều loại gia vị khác để chế biến nên lượng cồn trong thức ăn vẫn có nhưng không nhiều như uống trực tiếp. Tuy nhiên, việc ăn những món này vẫn khiến hơi thở có cồn dù không ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông.
Khi ăn các món cá, tôm hấp bia, để tránh việc thổi nồng độ lên cồn, bạn chỉ cần súc miệng, uống thêm nước lọc và ngồi nghỉ ngơi 30 phút. Nếu đo vẫn lên, bạn có thể đề nghị cán bộ cho nghỉ thêm 15 phút rồi đo lại.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn dựa trên thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 25ml rượu mạnh (1 chén); 75ml rượu vang (1 ly).
Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan; khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi.
Hiện không có con số chính xác tuyệt đối sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể hay sau uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe. Thời gian loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể mỗi người sẽ khác nhau.