7 thói quen tuyệt đối không nên làm sau khi thức dậy vào buổi sáng

Những thói quen cần thay đổi ngay để có một buổi sáng đầy năng lượng.

Không phải ai cũng rèn luyện được thói quen dậy sớm vào buổi sáng và không phải ai cũng duy trì được thói quen đọc tin tức, tắm nước mát hay nhảy múa theo giai điệu của ca khúc yêu thích để có một buổi sáng tràn đầy hứng khởi. Chính điều này khiến nhiều người dù đã dậy đúng giờ nhưng vẫn bắt đầu một ngày với cảm giác chán nản, mệt mỏi, thậm chí chỉ muốn quay trở lại chiếc giường thân yêu để... ngủ tiếp.

Dưới đây là 7 thói quen vô cùng xấu các chuyên gia cảnh báo mỗi người cần thay đổi ngay để việc dậy sớm phát huy đúng tác dụng của nó: dậy sớm để bắt đầu một ngày mới đầy nhiệt huyết và năng lượng.

1. Bật nút "hoãn báo thức" (Snooze)

Hoãn báo thức

Theo chuyên gia về giấc ngủ Timothy Morgenthaler thì hầu hết các nghiên cứu về giấc ngủ đều cho rằng hoãn báo thức là điều không hề tốt.

Đó là bởi vì, một phần, nếu bạn chìm vào giấc ngủ sâu sau khi đã bật nút hoãn báo thức thì bạn lại tiếp tục đi vào các chu kỳ ngủ mà chắc chắn sẽ không thể hoàn thành. Do vậy, ngủ dậy trong tình trạng lơ mơ, chệnh choạng còn hơn là tiếp tục ngủ nướng.

2. Co mình lại

Thói quen xấu buổi sáng

Nếu đã không bật nút hoãn báo thức thì chúc mừng bạn. Tuy nhiên, để sảng khoái hơn, đừng co mình lại hay cuộn tròn trong chăn. Theo chuyên gia tâm lý học đến từ Đại học Harvard Amy Cuddy thì việc duỗi thẳng cơ thể khi còn nằm trên giường (sau khi tỉnh dậy) là cách tuyệt vời để kích hoạt sự tự tin cho cả ngày của bạn. Cuddy cũng nói thêm rằng thói quen duỗi thẳng hai tay tạo hình chữ V còn khiến mỗi người cảm thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc. Ngược lại, nếu cuộn tròn người như "tư thế bào thai" thì bạn sẽ thức dậy với tâm trạng rất căng thẳng.

3. Kiểm tra email

Kiểm tra Email

Theo Julie Morgenstern - tác giả của cuốn sách "Never Check Email in the Morning" (Tạm dịch: Đừng bao giờ đọc email vào buổi sáng) trong một chia sẻ với Tạp chí The Huffington Post thì nếu bạn bắt đầu buổi sáng bằng cách này, "bạn sẽ không bao giờ tỉnh táo được".

4. Không dọn dẹp giường

Theo Charles Duhigg - tác giả của cuốn sách "The Power of Habit" (Sức mạnh của thói quen) và "Smarter Faster Better" (Tạm dịch: Thông minh hơn, nhanh hơn, tốt hơn) thì dọn dẹp giường sau khi ngủ có liên quan đến việc năng suất tăng trong suốt thời gian còn lại của ngày mới.

Không dọn dẹp giường

Mặc dù vẫn chưa rõ ràng cho việc gấp chăn màn sau khi ngủ dậy sẽ tăng năng suất hay những người sống có tổ chức nhiều khả năng sẽ dọn dẹp giường vào sáng sớm, tuy nhiên, Duhigg cũng chia sẻ rằng dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy một vài phút là thói quen đóng vai trò chủ chốt "châm ngòi" cho phản ứng dây chuyền khiến những thói quen tốt khác cũng được phát triển.

5. Uống cafe

Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ không thể tỉnh táo nếu không uống một ngụm cafe thì bạn cần nghĩ lại.

Uống cafe

Cơ thể của bạn tự sản xuất ra một lượng hóc môn cortisol (hóc môn căng thẳng) giúp điều hòa năng lượng từ khoảng 8 đến 9 giờ sáng. Vì vậy, đối với hầu hết mọi người, thời gian tốt nhất để uống cafe là sau 9 rưỡi sáng.

Nếu uống cafe trước thời gian này thì cơ thể của bạn sẽ bắt đầu tự điều chỉnh bằng cách giảm lượng cortisol tạo ra vào buổi sáng sớm, điều này có nghĩa, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu khi dậy sớm.

6. Để căn phòng quá tối

Để căn phòng tối

Đồng hồ sinh học trong cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối là khẳng định của Natalie Dautovich đến từ tổ chức National Sleep Foundation trong một chia sẻ với The Huffington Post. Do vậy, nếu sau khi tỉnh dậy, căn phòng vẫn thiếu ánh sáng thì cơ thể bạn rất khó phục hồi trở lại và việc còn buồn ngủ là không thể tránh khỏi.

7. Không có kế hoạch

Có thể bạn uống nước, có thể bạn nghe một vài giai điệu nào đó và có thể bạn gọi điện cho một người bạn....

Những hoạt động này, về bản chất đều tốt. Tuy nhiên, đều tuyệt vời nhất vẫn là bạn liên kết chúng với một thói quen cụ thể, chẳng hạn: thức dậy và uống nước trong khi nghe nhạc; sau đó, mặc quần áo, đi làm và gọi điện cho bạn bè trên đường ra bến xe bus.

Không có kế hoạch

Các nhà khoa học nói rằng sức mạnh ý chí (Willpower) của con người có giới hạn và khi chúng ta sử dụng nó từ rất sớm vào mỗi ngày để ra quyết định nên làm gì tiếp theo thì trong phần còn lại của ngày, chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi cần tập trung vào công việc.

Thay vì như vậy, hãy để bộ não được vận hành một cách tự động vào buổi sáng và dự trữ tài nguyên tinh thần khi bạn thực sự cần tới chúng.

Giờ thì hãy cam kết với bản thân: không tắt nút hoãn báo thức, không đọc email, không uống cafe quá sớm, không co mình lại trên giường, gấp chăn màn sau khi đã tỉnh dậy một lúc, mở toang cửa sổ vào sáng sớm và hãy giữ cơ thể thật thoải mái trước khi bắt đầu một ngày mới để học tập và làm việc nhé.

Chủ Nhật, 12/06/2016 21:36
52 👨 5.631
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc