7 lời khuyên thuyết trình trước đám đông của các diễn giả hàng đầu trên TED Talks

Những mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng cuốn hút người nghe và tự tin hơn khi thuyết trình.

Bạn có muốn trở thành một người luôn khiến khán giả hào hứng mỗi khi thuyết trình trước đám đông như diễn giả nổi tiếng Tony Robbins hay tỷ phú Bill Gates không?

Hầu hết những diễn giả hàng đầu trên TED Talks không phải tự nhiên sinh ra mà họ đã tự tin trình bày vấn đề trước nhiều người như vậy. Tất cả đều do quá trình luyện tập mà có. Bởi vì với bất kỳ một kỹ năng mới nào, họ cũng luôn trở thành người tốt nhất và nỗ lực để trở thành hình mẫu.

Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn chinh phục khán giả dễ dàng được chia sẻ bởi những chuyên gia hàng đầu đã từng xuất hiện trên TED Talks. Hãy cố gắng rèn luyện chúng mỗi ngày để trong bài thuyết trình tới, bạn sẽ tự tin và tỏa sáng hơn nhé.

Kỹ năng thuyết trình

1. Xuất hiện để cho chứ không phải để nhận

Không có gì lạ khi khẳng định rằng các diễn giả bước lên sân khấu với nỗ lực "bán" các sản phẩm, ý tưởng, nghiên cứu hay cuốn sách của mình cho độc giả.

Tuy nhiên, "Taker" (người cho) chính là điều mà Simon Sinek nói: "Chúng ta là loài động vật có nhu cầu liên kết xã hội (Social Animal). Ngay cả khi ở một khoảng cách nhất định trên sâu khấu, liệu rằng bạn là một người cho hay một người nhận thì khán giả có nhiều khả năng vẫn tin bạn là một người cho – một diễn giả mang giá trị đến với người nghe, chỉ cho họ một điều gì đó mới và truyền cảm hứng - hơn là một người nhận".

2. Tập trung vào hơi thở để tăng sự tập trung

Hãy nghĩ về lần cuối bạn cảm thấy lo lắng hay căng thẳng? Cho dù bạn có nhận ra mình đã từng trải qua điều đó hay không (hầu hết mọi người đều không muốn thừa nhận) thì hơi thở của bạn vẫn có khả năng bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc thở mà còn tăng sự hoảng loạn của các dây thần kinh.

Tonny Robbins

Gina Barnett – một chuyên gia huấn luyện trên TED Talks đề nghị rằng: "Hãy chủ động thở ra và thở vào 3 hoặc 4 nhịp một cách nhẹ nhàng, đều đặn. Hãy để cho hơi thở bằng mọi cách đi xuống vì điều này sẽ giúp tập trung năng lượng và suy nghĩ của bạn".

3. Không sử dụng slide

Những diễn giả hàng đầu thế giới như Tony Robbins, Gary Vaynerchuk hay Simon Sinek không bao giờ sử dụng slide (các bài trình chiếu/PowerPoint) khi trình bày trước đám đông.

Họ luôn nhớ và nắm vững tất cả các vấn đề cần trình bày. Bản thân họ chính là "slide" chứ không cần sự trợ giúp của bất cứ công cụ nào khác.

Theo Cliff Atkinson - tác giả của cuốn sách nổi tiếng Beyond Bullet Points: "Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện khả năng thuyết trình của mình một cách tự nhiên là có một câu chuyện để kể trước khi sử dụng các tài liệu PowerPoint".

Bill Gates

Điều này không phải muốn nói rằng không có gì sai khi bạn sử dụng các bài thuyết trình, nhưng bạn cần có một câu chuyện hấp dẫn để nói, bất kể bạn quyết định sử dụng slide hay không.

4. Sử dụng những từ ngữ thông dụng

Chìa khóa nào để tìm ra cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn? Rất đơn giản. Khi Steve Jobs giới thiệu iPod, ông có thể đã nói về tuổi thọ pin dài, khả năng chứa X Gigabyte dữ liệu nhạc và tốc độ di chuyển tập tin nhanh như tia chớp. Tuy nhiên, Steve Jobs đã không sử dụng bất cứ từ ngữ kỹ thuật nào mà một CEO bình thường có khả năng sẽ đề cập đến.

Thay vào đó, Jobs nói rằng: "iPod. Một nghìn bài hát trong túi của bạn".

Xem xét kỹ hơn bài thuyết trình của Steve Jobs, các tiêu đề mà ông sử dụng là những câu khẳng định rõ ràng, dễ nhớ và mạnh mẽ, chỉ tối đa khoảng 140 từ.

Hãy tự hỏi bạn: Bạn có đang mô tả sản phẩm hoặc ý tưởng một cách gần gũi thay vì quá tập trung vào các ngôn từ chuyên môn hay không?

5. Tận dụng sức mạnh của những điểm dừng

Hầu hết các diễn giả không chuyên (Amateur) thường bắt đầu bài thuyết trình bằng các từ "um", "ah"..., khiến người nghe cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, những diễn giả hàng đầu tại TED lại sử dụng các điểm dừng này như một đòn bẩy, giúp họ có đủ thời gian để nghĩ về vấn đề tiếp theo trong khi vẫn tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ tới khán giả.

Steve Jobs

Quay trở lại với Steve Jobs, trong bài phát biểu của ông tại Lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford vào năm 2005 "How To Live Before You Die" (Tạm dịch: Bạn sống như thế nào trước khi chết?), ông đã dừng 9 lần chỉ trong phút đầu tiên. Điều này có thể không thoải mái với những người mới thuyết trình lần đầu nhưng có rất nhiều cách để vượt qua sự lúng túng này. Gina Barnett gọi đó là "Focusing out". Bà giải thích rằng:"Lựa chọn bất cứ thứ gì - chẳng hạn như màu xanh lá cây và nhìn tất cả mọi ngóc ngách trong phòng để tìm kiếm nơi xuất hiện màu xanh ấy. Hoặc lựa chọn một đối tượng để quan sát như mọi người đi giày màu gì, ai đang đeo đồng hồ hay tập trung vào những vị trí mà ánh sáng phản xạ".

6. Làm chủ những điều bất ngờ

"Phép màu" và cũng là nhược điểm tiềm ẩn của một bài thuyết trình trực tiếp là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Theo nghĩa đen là mọi thứ.

Từ việc slide không được định dạng đúng cho đến việc mic bị hỏng khi đang trình bày dở, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả mọi thứ.

Chìa khóa là làm chủ những việc không mong muốn và sẵn sàng ứng biến trước dòng chảy của các sự kiện bất ngờ xảy ra hơn là đón nhận chúng với thái độ kinh ngạc.

7. Lôi cuốn khán giả vào bài thuyết trình của bạn

Bạn ghi nhớ nhiều thông tin bằng cách nào? Bằng cách "chìm đắm".

Simon Sinek

Bộ não của con người sẽ không được phát triển một cách tự nhiên khi tìm hiểu thông tin qua các bài giảng. Thực tế, các phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia (National Training Laboratory) đã đi đến một ý tưởng được biết đến với khái niệm "Learning Pyramid" (tạm dịch: Tháp học tập). Các nghiên cứu của họ đã phát hiện:

  • Chỉ có 5% điều mà chúng ta học được là từ các bài giảng (chẳng hạn như ở trường đại học, cao đẳng...).
  • 10% điều chúng ta học được là từ đọc (chẳng hạn như đọc sách, báo...).
  • 20% điều chúng ta học được là từ hình ảnh - âm thanh (chẳng hạn như ứng dụng, video...).
  • 30% điều chúng ta học được là khi quan sát các bằng chứng.
  • 50% điều chúng ta học được là khi tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm.
  • 75% điều chúng ta học được là khi thực hành những gì đã học.
  • 90% điều chúng ta học được là khi sử dụng chúng ngay lập tức (hoặc dạy cho những người khác).

Điều này có nghĩa, bất kể bài thuyết trình của bạn tốt như thế nào, nếu khán giả không được lĩnh hội thông tin bằng cách đắm chìm và tương tác thì họ chỉ giữ lại được một phần nhỏ thông điệp mạnh mẽ mà bạn muốn truyền tải.

Bạn sẽ áp dụng những lời khuyên nào trong số 7 mẹo trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận dưới nhé.

Thứ Sáu, 27/05/2016 08:09
31 👨 2.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc