5 kiểu “Follower” trên mạng xã hội và cách dễ dàng để kết nối với họ

Bí quyết giúp bạn "đọc vị" người dùng và tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội.

Việc xây dựng hình ảnh cho một sản phẩm/thương hiệu/nhân vật thông qua các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) khó gấp 1000 lần so với việc cố gắng trở thành một đứa trẻ được yêu thích nhất ở trường. Thông thường, có vẻ như bạn sẽ phải cần đến một loại bí quyết nào đấy để có thể kết nối thành công với đối tượng đang hướng đến.

Tuy nhiên, điều may mắn rằng, phần lớn những người follow bạn thường khá trẻ và không phải ai cũng là học sinh xuất sắc tại trường học nên việc trở thành "người nổi bật nhất" trên thị trường hoàn toàn không phải là cách duy nhất để kết nối với những người theo dõi.

Trên thực tế, một nghiên cứu về tâm lý của việc chia sẻ đã tiết lộ rằng có rất nhiều kiểu Follower khác nhau. Có người bị thu hút bởi nội dung của bạn, các bài đăng trên mạng xã hội của bạn hay thương hiệu của bạn..., hầu hết đều vì một lý do nào đó.

Để tăng số lượng người theo dõi, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định những người nào bạn muốn kết nối, họ tương tác với mạng xã hội như thế nào và quan trọng nhất là bạn có thể mang đến điều gì cho họ.

Follower

Kiểu người thứ 1: Career-Minded Followers (Những người có định hướng về nghề nghiệp)

Kiểu người này thường đăng các bài viết, đặt câu hỏi và tạo ra các cuộc trò chuyện xoay quanh công việc của họ. Động cơ của họ rất rõ ràng. Họ nhận ra rằng ngày hôm nay có rất ít sự cách biệt giữa một người bình thường và một nhân vật quần chúng. Kết quả là, họ làm chủ được nội dung muốn chia sẻ, những câu hỏi để hỏi và các nền tảng sử dụng để tối đa hóa hình ảnh chuyên nghiệp của mình. Những cá nhân này hình thành và phát triển nhân cách trực tuyến để được coi là những nhà lãnh đạo tư tưởng và các chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Chắc chắn rằng, những người theo dõi này về cơ bản vẫn sử dụng LinkedinFacebook.

Làm cách nào để kết nối với họ?

  1. Nếu đang tìm kiếm cách để tương tác với những người dùng này, bạn có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ B2B (nhà cung cấp các dịch vụ quản lý doanh nghiệp, nhân lực, chuỗi cung ứng, ứng dụng, tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán...) hoặc trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực của họ.
  2. Cung cấp các lời khuyên, quan điểm và giải pháp rõ ràng liên quan tới lĩnh vực mà đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến quan tâm.
  3. Hãy đảm bảo sự hiện diện của tổ chức/của bạn trên mạng xã hội (chẳng hạn như Facebook, Twitter, Linkedin...) rõ ràng, thân thiện và trực quan nhất có thể. Các nội dung cần được trau chuốt kỹ lưỡng, được đăng tải một cách hợp pháp và có ý nghĩa để đảm bảo thu hút được nhiều người chú ý.

Ví dụ điển hình:

Hubspot là một ví dụ thành công trong việc lôi cuốn những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu về nghề nghiệp. Công ty này cung cấp một phần mềm B2B trực tuyến và các phân tích từ những chuyên gia tiếp thị trong nước cho người dùng, đồng thời trang web của hãng cũng liên tục đăng tải nhiều thông tin cập nhật cho các chuyên gia Inbound MarketingDigital Marketing.

Người theo dõi

Kiểu người thứ 2: Trendy Follower (Những người theo xu hướng)

Đây là kiểu người theo dõi rất phổ biến, trẻ trung và sáng tạo. Những người này luôn đón đầu các xu hướng mới nhất, lớn nhất và do đó, họ chỉ tham gia nếu bạn cung cấp cho họ các nội dung tươi mới. Giống như việc bạn cố gắng làm quen với nữ hoàng của bữa tiệc hay đội trưởng của một đội tuyển bóng đá, Trendy Follower rất khó tương tác. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện được thì lợi ích mà chiến dịch mang đến rất lớn vì kiểu người này có khả năng ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh.

Làm thế nào để kết nối với họ?

  1. Bởi vì những người theo dõi này vô cùng chủ động trên nhiều mạng xã hội nên bạn cần có một chiến dịch truyền thông rõ ràng, hướng tới tất cả các site có liên quan tới họ, bao gồm cả Facebook, Twitter, Pinterest Snapchat...
  2. Thông tin trên website cần ngắn gọn và quan trọng nhất là phải mang đến nhiều thông tin cho người đọc.
  3. Hãy nhớ với kiểu người này, thiết kế phải hài hòa với nội dung nếu xét về mức độ quan trọng. Do đó, hãy sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao và bố trí website/fanpage đẹp để nhanh chóng khiến họ bị thu hút.
  4. Bạn cũng nên chú ý tới video vì 50% số người theo dõi thuộc kiểu này thường tìm kiếm thông tin trên các trang web chia sẻ video như YouTube.
  5. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có liên quan trực tiếp tới phong cách sống và phù hợp với suy nghĩ của họ (bất kể nhằm mục đích giải quyết vấn đề hay đó đơn giản chỉ là một thứ hoàn toàn mới và khác biệt). Đừng mong đợi thông điệp của bạn sẽ được lan truyền khi nội dung mà bạn đề xuất không tác động tới suy nghĩ và ảnh hưởng tới họ.

Ví dụ điển hình:

Các sản phẩm và chiến lược Marketing của Apple có định hướng rất rõ ràng tới kiểu người này được chứng minh là thương hiệu "Táo cắn dở" có hàng triệu người theo dõi trên Facebook. Apple biết cách sử dụng các nội dung thú vị, có độ sâu và hình ảnh chất lượng để thắt chặt mối quan hệ với những người theo dõi.

Mạng xã hội

Kiểu người thứ 3: Sociable Follower (Những người thích kết nối)

73% số người chia sẻ nội dung trực tuyến là để kết nối với những người có cùng mối quan tâm. Những người này sử dụng mạng xã hội đúng với ý nghĩa của nó: kết nối với những người khác. Do đó, họ cũng chỉ bị cuốn hút với các nội dung mà họ cảm thấy đáng để thảo luận với bạn bè và những người mình quen biết cũng như các phương tiện truyền thông xã hội cho phép họ làm điều đó. Những phương tiện này nói chung sẽ bao gồm Facebook, TwitterPinterest.

Làm thế nào để kết nối với họ?

  1. Các nội dung mà họ mong muốn phải trở thành bàn đạp cho các cuộc thảo luận với những người khác. Do vậy, để tương tác với kiểu người này, hãy khiến thông tin trở nên thú vị, hữu ích và có tính thời sự.
  2. Ngoài ra, vì những cá nhân này thường chủ động tìm kiếm các vấn đề để thảo luận nên việc thêm một vài yếu tố hài hước hay tranh cãi cũng sẽ tọa ra hiệu ứng tốt. Tuy nhiên, quan trọng nhất là hãy chắc chắn chúng thực sự có liên quan tới chiến dịch của bạn.
  3. Cho dù thông điệp của bạn đã giúp họ nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo chi tiêu trong ngân sách; dạy họ viết CV để có một bộ hồ sơ hoàn hảo hay đơn giản là cung cấp một giải pháp lý tưởng để thư giãn vào giờ nghỉ thì Insight của bạn vẫn phải khiến họ cảm thấy muốn nhiều hơn nữa.

Ví dụ điển hình:

Buzzfeed là một tạp chí hàng đầu chuyên cung cấp những câu chuyện mới thú vị, video, tin hài, câu đố và nhiều hơn nữa.

Social Media

Kiểu người thứ 4: Attention Seeker (Những người tìm kiếm sự chú ý)

Yêu họ hay ghét họ - tất cả chúng ta đều biết ai chính là những người được xếp và kiểu này. 57% thế hệ Y (Millenial) cho rằng đồng nghiệp của họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ để có được sự chú ý và tìm kiếm sự công nhận từ người khác. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này trên Instagram, Twitter, Facebook hay Snapchat và dường như họ luôn có một thứ gì đó để đăng, cho dù đó là hình ảnh, bài viết hay đơn thuần chỉ đăng trạng thái thay đổi tâm trạng.

Tất cả mọi thứ mà kiểu người này thực hiện trên mạng xã hội đều liên quan tới họ và cố gắng hình thành nên một Personas (thông tin) hoàn hảo để giành được nhiều lượt "thích" nhất.

Làm thế nào để kết nối với họ?

  1. Vì những người này "sống" nhờ số lượt "Like" nên để kết nối với họ bạn cần dành cho họ những nội dung hoặc thông tin gây sự chú ý.
  2. Các cuộc thi, hình ảnh, video hay bất cứ thứ gì tạo ra sự tranh cãi hoặc gây sốc đều là những cách tuyệt vời để tương tác với một "Attention Seeker".

Hãy làm điều này như:

Chiến dịch shareacoke của Coca Cola cho phép người dùng cá nhân hóa những chiếc coke của họ và chụp ảnh của chúng để đăng lên mạng xã hội với hashatg #shareacoke. Kể từ khi chiến dịch này được thực hiện thì có khoảng 125.000 người đã đăng ảnh của mình kèm theo hashtag này.

Mạng xã hội

Kiểu người thứ 5: Choosy Follower (Những người theo dõi có chọn lọc)

Những cá nhân này hoàn toàn trái ngược với Attention Seeker. Họ sử dụng mạng xã hội để kết nối với những người mà họ quen biết và ít quan tâm tới những kênh khác.

Nếu họ chọn theo dõi một Fanpage, một người nổi tiếng, một nhân vật quần chúng hay một sản phẩm nào đó thì đó đơn giản là bởi vì họ cảm thấy có sự liên kết với phong cách sống, quan điểm và mối quan tâm của những đối tượng đó. Kiểu người này hiếm khi nhấp chuột vào nút "theo dõi" (Follow) vì họ thường tìm kiếm và kiểm tra thông tin rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Làm thế nào để kết nối với họ?

  • Nếu bạn đang hướng tới đối tượng người dùng này, hãy cung cấp những thông tin mang tính chất kích thích hành động.
  • Các nội dung nên bao gồm con số hoặc số liệu thống kê. Thêm vào đó, tiêu đề nên chỉ đích xác vấn đề để người đọc nhanh chóng nắm được thông điệp bạn muốn truyền đạt.
  • Trong khi các công cụ trực quan như infographic, hình ảnh độ phân giải cao hay các layout được thiết kế bắt mắt có thể khiến bạn trở nên đáng tin cậy hơn thì điều quan trọng vẫn là việc dẫn ra một số sự kiện có ý nghĩa.

Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng việc có được một lượng người theo dõi lớn trên các phương tiện xã hội là điều rất khó khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, bằng cách phân loại và xác định rõ những người theo dõi tiềm năng, bạn vẫn có thể điều chỉnh chiến thuật của mình theo hướng đúng đắn để tăng lượng khách hàng tiếp cận mà vẫn đảm bảo cung cấp những nội dung phù hợp.

Bài viết này được chia sẻ bởi Nadav Shoval - CEO và đồng sáng lập của Spot.IM - dịch vụ live chat hiện đang được rất nhiều người sử dụng.

Thứ Tư, 25/05/2016 13:08
31 👨 3.009
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc