Người quản lý thích kiểm soát thường chỉ quan tâm vào các mục tiêu ngắn hạn mà thôi. Họ ít và thậm chí là có xu hướng không cần quan tâm đến bất kỳ một vấn đề nào khác xảy ra trong tuần khác, mà chỉ quan tâm đến một tuần. Khả năng kiểm soát và lên kế hoạch cho các bộ phận, tổ chức của họ cho một mục tiêu lâu dài có thể xem là “khá yếu”. Ngược lại với một Leader thực thụ, họ sẽ có một quan điểm hoàn toàn khác.
1. Khiến nhân viên cảm thấy sợ hãi
Một người quản lý hoặc người kiểm soát thường có xu hướng sử dụng “quyền” của mình để đạt được mục đích, đưa ra những yêu cầu của mình cho nhân viên và buộc họ phải tuân theo. Nhưng nếu là một Leader “thông minh”, họ hiểu được rằng quyền lực của mình chỉ là một “công cụ”, và họ sẽ hạn chế việc sử dụng công cụ đó với nhân viên của mình. Thay vào đó họ sẽ biết cách để thuyết phục và hỗ trợ nhân viên của mình.
2. Họ nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ
Nếu chỉ là một người quản lý thích kiểm soát thì họ sẽ thường xuyên hoặc luôn luôn giả định một điều rằng họ biết tất cả mọi thứ. Họ không bao giờ hỏi ý kiến nhân viên của mình và không bao giờ tin vào việc thảo luận cùng nhân viên trước khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Nhưng ngược lại, nếu là một Leader hiểu biết, họ sẽ biết mình là ai và trong công việc họ sẽ luôn thể hiện sự khiêm tốn.
Nếu là một Leader thực thụ, khi họ nhận thấy rằng nhân viên của mình “yếu” trong khoản kiến thức về kế toán hoặc việc sử dụng phần mềm. Thay vì bới móc điểm yếu của nhân viên và khiển trách, họ sẽ tìm ra phương pháp và lời khuyên cho nhân viên của họ. Đó mới thực sự là một Leader thực thụ.
3. Họ xem nhân viên của mình như những "con tốt"
Thường thì những ông chủ, người quản lý thường “gắn bó” với việc “kiểm soát” nhân viên của mình và coi nhân viên của mình như những “con tốt”.
Nếu quản lý của bạn chỉ xem bạn như một "đôi bàn tay" để hoàn thành tốt công việc mà họ giao cho bạn, hãy chắc chắn một điều rằng bạn đang làm việc cùng một người quản lý thích kiểm soát chứ không phải một Leader.
Với một Leader, họ sẽ biết cách tiếp cận với nhân viên của mình bằng những cách khác nhau. Họ nhận ra được giá trị trong “bản vẽ quyền hạn” của mình với những người xung quanh. Họ xem nhân viên của mình là những người “đóng góp” vào thành công của họ, và một điều chắc chắn rằng họ luôn “coi trọng” và “tôn trọng” nhân viên của mình.
4. Kỹ năng cuộc họp
Các cuộc họp là một trong những “công cụ” cực kỳ quan trọng cho việc phân chia nhiệm vụ, lên kế hoạch để thực hiện công việc và để nhân viên có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Đó là việc mà bất kỳ công ty nào cũng phải làm. Tuy nhiên một số nhà quản lý không bao giờ “học” được các kỹ năng cuộc họp một cách hiệu quả cả.
Thay vào đó, họ chỉ đơn giản là thực hiện cuộc họp, triệu tập nhân viên của mình và “đặt hàng” các nhiệm vụ cho nhân viên.
Ngược lại với một Leader thực thụ, họ sẽ ngầm hiểu được rằng bất kỳ cuộc họp nào cũng “liên quan” với “bản vẽ” về sự khôn ngoan và kinh nghiệm của tất cả mọi người tham dự trong cuộc họp.
5. Giải quyết các xung đột theo ý mình
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc, xảy ra xung đột là điều không thể tránh khỏi. Thật không may với những người quản lý thích kiểm soát, họ sẽ tự giải quyết các cuộc xung đột của nhân viên theo ý mình, không cần biết ai đúng ai sai. Họ cho rằng trong mỗi cuộc tranh cãi, nhân viên bao giờ cũng là người sai còn họ thì đúng.
Ngược lại, với một Leader thực thụ, họ sẽ “cao tay” hơn trong việc giải quyết các xung đột. Thay vì đè nặng vấn đề “sếp” luôn là người đúng thì họ sẽ sử dụng một loạt các kỹ thuật giải quyết xung đột như hợp tác để tìm ra giải pháp tốt hơn.
6. Cạnh tranh với đối thủ
Một nhà quản lý thích kiểm soát sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để cạnh tranh với các công ty khác. Vào thời điểm tồi tệ nhất, họ lại dành thời gian của mình cho những chuyến nghỉ mát xa hoa, không hề quan tâm đến chiến lược của bên công ty bạn là gì.
Với một Leader thông minh, họ biết rằng việc quan sát đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp cho họ những ý tưởng mới để phát triển công ty mình và có thể nghĩ đến các hình thức hợp tác khác nhau với đối thủ cạnh tranh của mình.
7. Kiêu ngạo
Kiêu ngạo là một trong những “thói quen” và là đặc điểm dễ nhận biết nhất ở một người quản lý thích kiểm soát. Không có gì tồi tệ hơn khi những ý kiến, đóng góp của nhân viên bị sếp “bỏ qua” và “lờ đi”.
Một Leader hiểu biết sẽ hiểu được rằng việc lắng nghe là một kỹ năng và kỹ năng đó đòi hỏi phải được thực hành và nghiên cứu. Họ hiểu được một điều rằng muốn công ty, doanh nghiệp của mình phát triển phải luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, và phải “coi trọng” các ý kiến, đề xuất đó.
8. Tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn
Người quản lý thích kiểm soát thường chỉ quan tâm vào các mục tiêu ngắn hạn mà thôi. Họ ít và thậm chí là có xu hướng không cần quan tâm đến bất kỳ một vấn đề nào khác xảy ra trong tuần khác, mà chỉ quan tâm đến một tuần. Khả năng kiểm soát và lên kế hoạch cho các bộ phận, tổ chức của họ cho một mục tiêu lâu dài có thể xem là “khá yếu”.
Ngược lại với một Leader thực thụ, họ sẽ có một quan điểm hoàn toàn khác. Đầu tiên họ sẽ bắt đầu mục với mục tiêu dài hạn của mình, và họ sẽ yêu cầu nhân viên của mình giúp họ có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
9. Không làm gương cho nhân viên của mình
Một nhà quản lý thường hiếm khi hoặc ít khi lấy mình là gương cho nhân viên của họ noi theo.
Ngược lại, chúng ta hãy thử xem xét một ví dụ điển hình như Winston Churchill. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vai trò của ông là một lãnh đạo cấp cao trong chính phủ Anh. Khi Winston Churchill bị buộc đuổi ra khỏi văn phòng, ông đã quyết định ra chiến trường và dẫn đầu binh lính của mình trong trận chiến. Ông sẵn sàng đi đầu làm gương cho binh lính của mình trong chiến tranh và “phơi mình” trong những nguy hiểm luôn rình rập để truyền cảm hứng cho binh lính.
10. Họ không thể “vực dậy” ngay sau một cuộc khủng hoảng
Sau mỗi cuộc khủng hoảng, người quản lý thích kiểm soát thường có xu hướng không thể vực dậy và làm việc ngay. Đơn giản là vì các kỹ năng quản lý những sự cố, bất ngờ trong cuộc sống của họ còn kém. Thực tế cho thấy một số nhà quản lý kiểm soát thường bị “đóng băng” sau mỗi cuộc khủng hoảng.
Trái lại, với một Leader giỏi, họ biết được rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, nó luôn luôn chứa đựng những thử thách và những tình huống khó lường mà không ai có thể đoán trước được. Sau mỗi cuộc khủng hoảng, họ tiếp tục tập trung vào công việc của mình và tìm ra các giải pháp để khắc phục nó.
Hãy hiểu ngắn gọn là làm việc với một Leader giỏi, lúc nào bạn cũng cảm thấy mình tự tin và không hề thua kém ai.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!