10 dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tuổi trung niên ai cũng cần biết

Khủng hoảng giữa cuộc đời hay còn gọi là khủng hoảng tuổi trung niên sẽ xảy ra với hầu hết tất cả chúng ta, kể cả tôi hay bạn cũng vậy. Về cơ bản, đây là những rối loạn liên quan đến cảm xúc nên hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Theo Wikipedia, khủng hoảng giữa cuộc đời (Midlife crisis) là khủng hoảng về cảm xúc có liên quan đến nhận dạng (identity) và sự tự tin (self-confidence) thường xảy ra ở giai đoạn đầu của tuổi trung niên.

"Khủng hoảng giữa cuộc đời đôi khi bắt đầu vào những năm 40 tuổi, khi bạn nhìn lại cuộc đời mình và nghĩ "tất cả chỉ có thế sao?" và 10 năm sau đó nữa, bạn lại "nhìn" cuộc đời mình và nghĩ, "thực sự, cũng khá tốt đấy chứ" – Donald Richie.

Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cuộc đời là một chuyến hành trình vô cùng khó khăn. Từ lúc sinh ra cho tới lúc chúng ta rời xa thế giới này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Như nhiều người vẫn thường nói: "Đó chính là cuộc đời". Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các thử thách – cả bên trong lẫn bên ngoài, thường không thể kiểm soát – sẽ giúp chúng ta thành công hoặc khiến chúng ta thất bại trong cuộc sống.

10 dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tuổi trung niên ai cũng cần biết

Khủng hoảng tuổi trung niên không có gì khác biệt. Khoảng thời gian thử thách và bất ổn này có thể biến đổi, khủng khiếp... hoặc thậm chí là cả hai. Thông thường, giai đoạn này bao gồm một loạt các cung bậc cảm xúc, suy nghĩ và/hoặc những thay đổi thể chất cho thấy một vài sự biến đổi nào đó đang xảy ra.

Điểm mấu chốt của bài viết này là: Liệt kê chi tiết các dấu hiệu của khủng hoảng giữa cuộc đời hay khủng hoảng tuổi trung niên để giúp mọi người dễ dàng nhận biết được. Đồng thời, bạn cũng sẽ có một vài hy vọng rằng giai đoạn này của cuộc đời có thể trở thành một trải nghiệm tràn ngập những điều tích cực. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn khi làm điều đó.

Dưới đây là 10 dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên ai cũng cần biết:

1. Bắt đầu khủng hoảng về các vấn đề sức khỏe

Bắt đầu khủng hoảng về các vấn đề sức khỏe

Điều này hoàn toàn tự nhiên bởi khi càng già, chúng ta càng quan tâm nhiều hơn về sức khỏe – bao gồm bất cứ một "dấu hiệu" nào của rủi ro bệnh tật. Chúng ta là những con người thông minh và lý trí, nên chúng ta hiểu rằng sự "không vĩnh viễn" của cuộc đời có thể được làm dịu – ít nhất là một chút – bằng cách sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Thế nên, thực sự không quá bất ngờ khi khủng hoảng tuổi trung niên thường bắt đầu với những suy nghĩ triền miên về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

2. So sánh bản thân mình với bạn bè và những người khác

Nhiều người trong số chúng ta thường bị thúc đẩy bởi nhận thức về thành công. Giống như một chiếc phong vũ biểu (dụng cụ đo áp suất của khí quyển để dự đoán thời tiết), những người giống nhau thường có xu hướng so sánh chính bản thân họ – về tiền bạc, quần áo, xe hơi, nhà cửa... - với những người bạn của họ, kể cả đồng nghiệp và thậm chí là họ hàng. Đặc biệt, ở tuổi trung niên, mọi người sử dụng các tiêu chuẩn về sự nghiệp, thành tích và các cách đo lường khác của thành công để đánh giá vị trí hiện tại của mình trong xã hội. Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ sống cuộc sống tràn ngập những suy nghĩ "so sánh và cảm thấy bản thân vô cùng thấp kém".

3. Ám ảnh mang tên "giảm cân" và chăm sóc sắc đẹp

Ám ảnh mang tên "giảm cân" và chăm sóc sắc đẹp

Mong muốn giảm cân hay có thân hình đẹp là điều tốt, dù ở bất kể lứa tuổi nào. Đối với những người từng trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, điều này thường xuất hiện, khi có một cảm giác không may mắn hối hận về một điều gì đó. Chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ rằng "Tôi có thể làm gì?" hay "Làm thế nào để bản thân có thể trở nên tốt hơn?". Những câu hỏi này rất phổ biến và đặc biệt là đối với những người từng trải qua một quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn. Và khi bước vào giai đoạn từ sau 35 tuổi thì nhu cầu chăm sóc sắc đẹp dường như trở thành một căn bệnh truyền nhiễm.

4. Lòng tự trọng tăng lên

Như đã đề cập ở trên, khủng hoảng giữa cuộc đời bao gồm việc so sánh bản thân với người khác. Đồng thời, chúng ta cũng làm vậy với chính mình, nghi ngờ khả năng của bản thân, muốn thay đổi nhưng không sẵn sàng thực hiện, cảm thấy bất ổn về mọi thứ và không xác định rõ: "Liệu đâu là tiềm năng lớn nhất của mình? Liệu rằng chúng ta có nhận ra được tài năng thực sự của mình hay không? Chúng ta gặp thất bại ở đâu? Có quá muộn để thay đổi hay không?".

Giả thiết cho hiện tượng này được đưa ra là những người trẻ tuổi thường lạc quan và hy vọng gia tăng đáng kể khi sự việc trong cuộc sống diễn ra suôn sẻ. Người trẻ thường tin, họ sẽ "vượt qua mức trung bình", là những người may mắn sở hữu một công việc hàng đầu, một cuộc hôn nhân hạnh phúc...

Nhưng khi già đi, mọi thứ thường không như chúng ta dự kiến. Chúng ta có thể không leo lên các nấc thang sự nghiệp nhanh chóng như mong muốn hoặc dần dần thấy uy tín và thu nhập cao không còn là nhu cầu mong đợi của bản thân nữa. Ở thời điểm này, những kỳ vọng cao về tương lai được điều chỉnh xuống. Tuổi trung niên lúc này trở thành thời điểm đau khổ kép: thất vọng hình thành và khát vọng tan biến.

5. Muốn nghỉ việc – cho dù đó là một công việc tốt

Muốn nghỉ việc – cho dù đó là một công việc tốt

Hãy hỏi tất cả mọi người đang làm việc để kiếm sống... đi làm thực sự rất khắc nghiệt. Chỉ có số ít người may mắn có được một công việc như ý muốn mà không cần phải tốn quá nhiều công sức, áp lực hay bận rộn. Tuy nhiên, điều này là trường hợp ngoại lệ bởi không phải ai cũng được như vậy.

Theo điều tra, khi đến giai đoạn 40 – 50 tuổi, chúng ta ghét công việc thì sự nghi ngờ về bản thân và lý do không muốn tiếp tục với công việc đó sẽ tăng lên. Điều này càng khiến chúng ta khủng hoảng hơn.

6. Vật lộn với khủng hoảng (hoặc các triệu chứng tương tự)

Theo các chuyên gia về sức khỏe tinh thần, khủng hoảng hiếm khi phát triển ở độ tuổi trung niên nhưng đáng buồn là không ít người từng phải trải qua điều này. Sự mất mát này - được coi là một sự mất mát vô cùng nghiêm trọng - dẫn tới các chất hóa học trong não bộ cũng thay đổi. Loạt sự kiện không may này có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm hoặc các triệu chứng tương tự. Họ cảm thấy bản sắc của chính mình bị mất đi.

7. Nghĩ quá nhiều về cái chết/"mục đích sống"

Nghĩ quá nhiều về cái chết/"mục đích sống"

Theo một cách tự nhiên, cái chết là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn có muốn đề cập đến hay không... thậm chí một số người còn chọn cách lờ đi. Và sự thật là càng lớn tuổi, chúng ta càng cận kề với cái chết. Thuật ngữ "giữa cuộc đời" có hàm ý rằng chúng ta đã đạt đến những gì có thể nằm "ở giữa" của cuộc sống. Không có gì đáng ngạc nhiên, những người trải qua cuộc khủng hoảng giữa cuộc đời có nhiều khả năng nghĩ quá nhiều về cái chết và/hoặc "mục đích sống".

8. Mua sắm phung phí mà không có kế hoạch

Điều này thường xuyên xảy ra và xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 1/3 đàn ông trong độ tuổi từ 40 đến 59 tiêu xài hoang phí, đặc biệt là xe hơi. Và phụ nữ cũng không ngoại lệ, nhưng chủ yếu họ đầu tư vào chăm sóc sắc đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ.

9. Thay đổi hành vi một cách bất ngờ

Thay đổi hành vi một cách bất ngờ

Một trong những dấu hiệu hiển nhiên của lứa tuổi này đó là hành vi thay đổi, khó dự đoán và đặc biệt bất ngờ. Ở câu lạc bộ nhảy của những người trong độ tuổi 45, họ có thể muốn nâng cao lông mày chẳng hạn. Thậm chí, những gì mà trước đây họ cam kết không làm hoặc không bao giờ hành xử như vậy thì không có gì ngạc nhiên khi đến tuổi này, họ có thể làm điều đó.

10. Khi ai đó nói rằng "bạn đang rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên"

Điều này tuy hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì khả năng rất cao là bạn đang thực sự rơi vào tình trạng như vậy. Đôi khi, người ngoài thường có cái nhìn đúng về sự thay đổi tâm lý và thể trạng của bạn mà có thể bạn không hề biết... và rất có thể điều đó quan trọng. Những người đấu tranh với khủng hoảng thường bị tổn thương, mất mát và tìm kiếm câu trả lời. Họ tuyệt vọng khi muốn biết rằng điều gì có thể xảy ra. Đôi khi, tất cả những gì họ cần là một ai đó có thể đánh giá một cách trung thực và chính xác.

Sống trong khoảnh khắc

Tin tốt lành là ngay cả một số người trải qua một cuộc khủng hoảng giữa cuộc đời có thể tìm được sự an ủi, nương tựa và thậm chí cả sự giác ngộ.

Khủng hoảng giữa cuộc đời là một sự nỗ lực nhằm tái hiện cuộc sống của một người trong giai đoạn chuyển đổi. Không hơn không kém. Và nó có thể thực hiện được, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta không phải trải nghiệm hay thực hiện những ý nghĩ, cảm xúc và hành động tiêu cực dường như không đúng với sự kỳ vọng của nhiều người.

Nó có thể được thực hiện theo một cách tích cực và làm sáng tỏ tâm hồn.

Sau cùng, tâm hồn không được xác định bởi "thành công" - nó không thể được "đóng gói" theo cách như vậy. Tâm hồn không thể xác định được bởi vẻ bề ngoài hay tài sản. Thậm chí, khủng hoảng cũng không thể đánh bại nó. Thật vậy, tâm trí còn vượt qua cả sự hiện hữu vốn có của chúng ta.

Vì vậy, hãy nhớ nuôi dưỡng và đánh giá cao những khoảnh khắc vốn có trong cuộc sống. Bởi khi làm như vậy, chúng ta có thể tiến triển tốt hơn.

Cuối cùng, thì đây vẫn không phải là tất cả?

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 31/03/2017 15:18
4,26 👨 11.909
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống