Cách truy cập Recovery Mode (Safe Mode) trong Ubuntu

Khi sự cố xảy ra với hệ điều hành máy tính nói chung, một trong những phương án khắc phục đầu tiên cần nghĩ đến là sử dụng Recovery Mode (Safe Mode). Với Ubuntu cũng không phải ngoại lệ.

Cũng giống với Windows, Recovery Mode của Ubuntu cho phép bạn thực hiện một số tác vụ khôi phục quan trọng, bao gồm cả việc khởi động vào terminal gốc để sở hữu toàn quyền truy cập trên hệ điều hành, góp phần khắc phục triệt để sự cố đang gặp phải.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách truy cập Recovery Mode (Safe Mode) trong Ubuntu. (Áp dụng cho Ubuntu, Mint và các bản phân phối liên quan đến Ubuntu khác).

Khởi động vào Recovery Mode trong Ubuntu

Khi bạn đang khởi động máy tính Ubuntu của mình, hãy đợi logo nhà sản xuất nhấp nháy từ BIOS. Nếu máy tính của bạn khởi động quá nhanh, bạn cần thực hiện việc này ngay sau khi bật nguồn. Nhấn nhanh phím Shift hoặc phím Escape. Trên các máy tính đời mới thường là Escape. Nếu bỏ lỡ, hãy khởi động lại máy tính và thử lại.

Bây giờ bạn đã truy cập được vào menu khởi động Ubuntu GRUB. Ngay bên dưới tùy chọn khởi động thông thường, bạn sẽ thấy một mục nhập có nội dung “Advanced Options”. Chọn nó và nhấn Enter.

Mục dung “Advanced Options”

GRUB sẽ đưa bạn đến một menu mới. Ở phía dưới cùng, bạn sẽ thấy một trong các mục nhập có chữ "Recovery" được liệt kê trong dấu ngoặc đơn.

Mục "Recovery"

Bạn sẽ được đưa đến một màn hình đơn giản với nền màu xanh lam và một hộp thoại chứa các tùy chọn khôi phục hệ thống. Đây là menu Recovery chính của Ubuntu; nó cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ cần thiết để sửa chữa một hệ thống đang gặp trục trặc về mặt phần mềm.

Các tùy chọn

Tìm hiểu các tùy chọn khôi phục

Bây giờ bạn có bảy tùy chọn giúp khôi phục hệ thống Ubuntu của mình. Tùy thuộc vào vấn đề mà bạn đang gặp phải, sẽ có một giải pháp phù hợp mà bạn có thể chọn. Cụ thể như sau:

  • Resume: Nếu bằng cách nào đó bạn vô tình truy cập menu này mà không có nhu cầu, chỉ cần nhấn chọn “Resume” để tiếp tục khởi động bình thường.
  • Clean: Nếu bạn gặp vấn đề về dung lượng lưu trữ, tùy chọn này giúp bạn giải phóng không gian bộ nhớ. Điều này sẽ giúp bạn tránh gặp phải một loạt các trục trặc hệ thống liên quan đến không gian lưu trữ.
  • Dpkg: Nếu bạn đang cài đặt một gói mới và xảy ra sự cố, điều này có thể khiến Ubuntu không hoạt động bình thường. Sử dụng “dpkg” sẽ giúp bạn sửa chữa các gói cài đặt gặp vấn đề.
  • Fsck: Mặc dù không phải lúc nào cũng hoạt động, nhưng “fsck” rất hữu ích trong việc khắc phục sự cố liên quan đến ổ cứng. Bạn cũng có thể sử dụng tùy chọn này để định cấu hình driver đồ họa. Nếu bạn nghi ngờ ổ cứng của mình đang bị hỏng hoặc gặp lỗi, hãy thử sử dụng công cụ này.
  • Grub: Tùy chọn này được sử dụng chỉ để tự động cập nhật bộ nạp khởi động Grub đã cài đặt.
  • Network: Nếu bạn đang gặp sự cố mạng, hãy sử dụng tùy chọn này để thiết lập lại mọi thứ.
  • Root: Đây là cách khắc phục sự cố nâng cao. Như bạn có thể nhận thấy, Menu Recovery mở hệ thống ở trạng thái chỉ đọc. Công cụ root này giúp bạn có thêm quyền ghi.
  • System-summary: Xem thông tin tổng quan cơ bản về hệ thống của bạn.

Root Terminal

Khi nói đến sự cố hệ điều hành, có nhiều vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi root và chúng yêu cầu bạn phải can thiệp thủ công nhiều hơn những gì các tùy chọn mặc định trong menu khôi phục cung cấp. Trong trường hợp này, hãy chọn “Drop to root shell prompt” để khởi động vào terminal gốc.

 “Drop to root shell prompt”

Ngay lập tức, bạn sẽ thấy phía cuối màn hình chuyển sang một cửa sổ terminal. Nhưng trước tiên, bạn sẽ cần phải gắn lại phân vùng gốc của ổ đĩa. Theo mặc định, nó được gắn ở chế độ chỉ đọc vì mục đích an toàn, nhưng có thể bạn sẽ cần sửa đổi đôi chút khắc phục sự cố nào đang xảy ra. Để đặt lại với quyền ghi, hãy chạy lệnh sau.

mount -o remount,rw /

Nếu có các phân vùng bổ sung cần xử lý, bạn cũng cần phải gắn lại chúng. Điều này có thể xảy ra khi thư mục “/ home” của bạn nằm trên một phân vùng riêng biệt. Bạn có thể gán lại tất cả chúng cùng một lúc chỉ với lệnh:

mount -a

Bây giờ, bạn sẽ có quyền truy cập vào mọi thứ trên hệ thống của mình dưới dạng root, vì vậy hãy cẩn thận để không làm hỏng bất kỳ thứ gì trong quá trình này. Tạo bản sao lưu, thậm chí chỉ là bản sao của các tệp bạn sửa đổi, cũng là một ý tưởng tuyệt vời.

Sau khi bạn đã phát hiện và khắc phục được sự cố, hãy khởi động lại hệ thống của bạn và sử dụng như bình thường.

Thứ Tư, 04/08/2021 20:45
52 👨 4.776
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Linux