Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024

Cuối năm là thời điểm cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đây là vấn đề không "nhẹ nhàng" chút nào, nhất là khi quy mô công ty của bạn không nhỏ. Tuy nhiên bạn đừng lo, bạn có thể lập trình "bắt" Excel xử lý giúp "gánh nặng" này.

Dưới đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết để bạn tự tính mức thuế cần đóng hoặc tải file tính thuế TNCN mẫu trên Excel về và lập bảng tính thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN hiện đang được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng dưới đây:

Bậc thuếTNTT/tháng (triệu đồng)Thuế suất Công thức tính TTNCN phải nộp
1Đến 55%TNTT x 5%
2Trên 5 đến 1010%TNTT x 10% - 250.000 đ
3Trên 10 đến 1815%TNTT x 15% - 750.000 đ
4Trên 18 đến 3220%TNTT x 20% - 1.650.000 đ
5Trên 32 đến 5225%TNTT x 25% - 3.250.000 đ
6Trên 52 đến 8030%TNTT x 30% - 5.850.000 đ
7Trên 8035%TNTT x 35% - 9.850.000 đ

Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế, nếu TNTT âm thì bạn sẽ không cần đóng thuế thu nhập cá nhân.

  • Với mức giảm trừ bản thân 11tr và người phụ thuộc 4,4tr (áp dụng từ 1/7/2020) thì:

TNTT = Tổng thu nhập - Lương đóng bảo hiểm x 10,5% - số người phụ thuộc x 4.400.000 - 11.000.000 -  các khoản miễn thuế

Các khoản miễn thuế bao gồm tiền phụ cấp ăn trưa/giữa ca, tiền điện thoại, tiền trang phục, và rất nhiều loại phụ cấp khác mà bạn có thể tham khảo trong Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Để giúp bạn giảm thiểu những vấn đề phức tạp khi tính thuế TNCN, Quantrimang đã hướng dẫn bạn tính khoản thuế này trong Excel, kèm công thức tính cụ thể. Bạn có thể tham khảo hoặc sử dụng công cụ tính thuế TNCN online của chúng tôi để nhập số và xem mức thuế cần đóng luôn.

Sử dụng hàm IFS để tính thuế thu nhập cá nhân

Từ phiên bản Excel 2016 trở đi, thay vì phải sử dụng nhiều hàm IF lồng nhau bạn có thể dùng hàm IFS đơn giản hơn rất nhiều để tính thuế thu nhập cá nhân. Để tính TTNCN trên lương bạn cần phải tính được thu nhập chịu thuế. Hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé.

Giả sử: Tổng thu nhập của bạn là 20.000.000, thu nhập được đóng bảo hiểm là 5.000.000 (mức này thường ghi rõ trong hợp đồng lao động), số người phụ thuộc là 1, giảm trừ bản thân là 9.000.000, và không có khoản miễn thuế nào khác, bạn sẽ tính được thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (gọi là A) như sau:

Amức giảm trừ gia cảnh mới = 20.000.000 - 5.000.000*10,5% - 11.000.000 - 1*4.400.000 = 4.075.000

Sau khi có A ta sẽ sử dụng hàm IFS để tính thuế thu nhập cần đóng.

Công thức hàm IFS để tính thuế thu nhập cá nhân như sau (G4 là ô chứa A):

=IFS(G4<0,0, G4<=5000000,G4*5%, G4<=10000000,G4*10%-250000, G4<=18000000,G4*15%-750000, G4<=32000000, G4*20%-1650000, G4<=52000000,G4*25%-3250000, G4<=80000000,G4*30%-5850000, G4>80000001,G4*35%-9850000)

Dựa vào công thức này, với ví dụ bên trên TTNCN phải đóng là 203.750VNĐ.

Mức TTNCN phải đóng theo Tổng thu nhập, lương đóng bảo hiểm, số người phụ thuộc
Mức TTNCN phải đóng theo Tổng thu nhập, lương đóng bảo hiểm, số người phụ thuộc

Trong file này mình đã để cả 2 công thức tính theo mức giảm trừ gia cảnh cũ và mức giảm trừ gia cảnh mới để bạn có thể tham khảo.

Ngoài ra, bạn có thể làm theo hướng dẫn này để tra cứu mã số thuế TNCN của mình nhé.

Hi vọng bài viết hữu ích và giảm bớt gánh nặng cho bạn!

Thứ Năm, 02/01/2020 09:26
4,718 👨 23.153
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Microsoft Excel