Tìm hiểu về môi trường desktop LXQt

Khi tìm kiếm một môi trường desktop Linux nhẹ để tăng tốc PC, cái tên bạn không thể không nhắc đến đó là LXQt. LXQt là sự kế thừa “tinh thần” của LXDE, một giao diện sử dụng rất ít tài nguyên, khiến Raspberry Pi có cảm giác như một máy tính PC đầy đủ. Vậy LXQt là gì? Và điều gì khiến nó khác biệt.

LXQt là gì?

Môi trường desktop là những gì bạn nhìn thấy trên màn hình. Đó là bảng điều khiển bên dưới, là cách sắp xếp ứng dụng vào các cửa sổ và cho phép bạn di chuyển chúng xung quanh.

LXQt là gì

Windows và macOS đều có một môi trường desktop. Trên Linux, nó có rất nhiều môi trường desktop. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi giao diện desktop trong khi vẫn sử dụng cùng ứng dụng, cùng thư viện background và nhân Linux.

Hầu hết các hệ điều hành dựa trên Linux chọn một môi trường desktop để sử dụng theo mặc định. Một số cho phép bạn chọn môi trường desktop yêu thích, một số lại không có môi trường desktop. Có một biến thể của Ubuntu được gọi là Lubuntu cung cấp môi trường desktop LXQt. Ngoài ra còn có phiên bản LXQt của Fedora. Nếu sử dụng hệ điều hành dựa trên Linux khác, bạn phải tự cài đặt LXQt.

Lịch sử của môi trường desktop LXQt

Để hiểu sự khác biệt giữa LXDE và LXQt, trước tiên chúng ta phải nói về bộ công cụ. Bộ công cụ cung cấp một phương thức để vẽ giao diện ứng dụng một cách nhất quán. Nếu không có bộ công cụ, các nhà phát triển phải thiết kế và lập trình các nút thanh công cụ, menu thả xuống từ đầu cho từng ứng dụng. Trong Linux, có hai công cụ chính là GTK+ và Qt.

LXDE sử dụng GTK+ 2, đây là code rất cũ. GTK+ 3 xuất hiện từ năm 2011. Nhà bảo trì LXDE Hong Jen Yee đã gặp vấn đề với một số thay đổi trong GTK+ 3, do đó ông đã phát hành một cổng dựa trên GT vào năm 2013. Ngay sau đó, phiên bản Qt của LXDE và giao diện máy tính để bàn riêng biệt được gọi là Razor-qt hợp nhất để tạo thành LXQt.

Cách thức hoạt động của LXQt

Cách thức hoạt động của LXQt

LXQt có bố cục quen thuộc với những người đã sử dụng Windows. Launcher ứng dụng nằm ở phía cuối bên trái. Khay hệ thống nằm ở phía cuối bên phải. Cửa sổ mở xuất hiện trong một hàng giữa launcher và khay hệ thống.

Launcher ứng dụng chứa các yếu tố cần thiết để khởi chạy ứng dụng. Các danh mục chứa các ứng dụng đã cài đặt xuất hiện ở trên cùng, sau đó bạn có tùy chọn hệ thống, điều khiển phiên người dùng và thanh tìm kiếm.

Giao diện có cấu hình cao, do đó bạn có thể thay đổi desktop, ứng dụng, theme icon. Bạn có thể di chuyển bảng điều khiển tới bất cứ bên nào của màn hình và sắp xếp các yếu tố theo ý thích của bạn.

LXQt xem mọi thành phần của bảng như là một widget. Widget mặc định cung cấp khả năng để lưu ứng dụng yêu thích vào bảng điều khiển, chuyển đối giữa nhiều không gian làm việc và ẩn cửa sổ để hiển thị desktop. Nó cũng đi kèm với một vài widget bổ sung như trình theo dõi CPU và bộ chọn màu.

LXQt xem mọi thành phần của bảng như là một widget

Một điều tạo nên sự hấp dẫn của LXQt là thiếu dependency (cần cài đặt các dịch vụ nền để chạy chương trình) và sử dụng các thành phần có thể trao đổi cho nhau. Ví dụ, LXQt sử dụng trình quản lý cửa sổ Openbox. Bạn có thể sử dụng các theme tương thích Openbox để thay đổi "diện mạo" của tiêu đề cửa sổ. Bạn cũng có thể điều chỉnh thứ tự nút trong thanh tiêu đề.

LXQt đóng vai trò như một môi trường desktop theo nghĩa đen. Nó quản lý desktop, không cố gắng kiểm soát toàn bộ quá trình khởi động, tắt máy.

Nhược điểm của LXQt

Nhược điểm của LXQt

LXQt thiếu một số tính năng cho máy tính để bàn hiện đại. Theo mặc định, LXQt không tạo bóng xung quanh cửa sổ, không tạo hình động để mở hoặc thu nhỏ cửa sổ. Mặc dù có hình động thu nhỏ cửa sổ nhưng hơi khó hiểu. Bạn có thể thay đổi điều này bằng cách kích hoạt hoặc cài đặt compositor riêng. Lubuntu cung cấp một compositor theo mặc định được gọi là Compton X.

Thanh tìm kiếm trong launcher ứng dụng rất đơn giản. Muốn tìm kiếm ứng dụng, bạn phải gõ chính xác tên của nó. Bạn đừng mong đợi có thể tìm được file và thư mục trừ khi cài đặt phần mềm bổ sung, tuy nhiên nó có thể làm chậm desktop.

Thanh tìm kiếm ứng dụng

LXQt cũng không có nhiều hướng dẫn trợ giúp người dùng. Launcher ứng dụng không cho bạn biết đâu là trình soạn thảo văn bản, trình xem ảnh hoặc trình duyệt web được cài đặt sẵn, bạn sẽ phải tự mình tìm ra điều này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là LXQt khó sử dụng. Nó mang đến những cảm giác quen thuộc nhất định cho người dùng Linux. Nếu biết về Xfce hoặc MATE, bạn sẽ dễ dàng sử dụng LXQt hơn.

Ai nên sử dụng LXQt?

Có một vài lý do chính để sử dụng LXQt:

  • LXQt rất nhẹ. Nếu muốn một giao diện desktop đơn giản sử dụng tương đối ít tài nguyên hệ thống, hãy sử dụng LXQt.
  • LXQt dựa trên Qt. Thành thật mà nói, không có nhiều môi trường desktop dựa trên Qt có thể so với GTK+. Nếu thích ứng dụng Qt nhưng không phải là fan hâm mộ của KDE Plasma Desktop, LXQt là một trong số ít lựa chọn thay thế của bạn.
  • LXQt là modular. Nếu không muốn một môi trường máy tính để bàn cố gắng làm tất cả mọi thứ, thì LXQt là sự lựa chọn thích hợp.

LXQt không nhận được nhiều sự chú ý như các môi trường máy tính để bàn khác. Điều đó không có nghĩa là nó không tốt. Nhưng nếu bạn muốn các tùy chọn khác, thì đây là các bản phân phối Linux nhẹ nhất bạn có thể tìm thấy.

Thứ Ba, 16/07/2019 14:28
56 👨 1.014
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản