Những điều cần biết về DisplayPort 2.0

Công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Việc bổ sung tiêu chuẩn DisplayPort 2.0 mới, được công bố vào tháng 6 năm 2019, tạo ra một lợi thế thú vị cho những người tiêu dùng có kết nối vượt trội so với cáp HDMI hiện nay.

Mặc dù HDMI 2.1 chắc chắn có những lợi ích riêng, nhưng thông số DisplayPort 2.0 mới cho phép độ phân giải lên tới 16K tuyệt vời, cùng với tốc độ refresh cao hơn. Tất cả là nhờ băng thông gần gấp 3 so với DisplayPort 1.4a.

Sau đây là mọi thứ bạn cần biết về DisplayPort 2.0.

Khi nào DisplayPort 2.0 sẽ xuất hiện?

Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (Video Electronics Standards Association - VESA) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa công nghệ DisplayPort. Tổ chức này cho biết rằng các sản phẩm đầu tiên có DisplayPort 2.0 sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm 2020.

DisplayPort 2.0
DisplayPort 2.0

Độ phân giải, tốc độ refresh và màu sắc

Kết nối DisplayPort điển hình bao gồm 4 làn. Mỗi làn có một bộ dây đồng xoắn đôi chuyên dụng. Theo VESA, tiêu chuẩn DisplayPort 2.0 mới đẩy tốc độ tổng cộng lên tới 77,4 gigabit mỗi giây. Đó là một sự gia tăng đáng kể so với DisplayPort 1.4a, chỉ đạt được 25,92 gigabit mỗi giây trên tất cả 4 làn. Chi phí cũng nhỏ hơn bằng cách chuyển sang encoding scheme (lược đồ mã hóa) 128b/132b.

Đối với một màn hình đơn, DisplayPort 2.0 xử lý độ phân giải 15360 × 8460 (16K) với HDR ở 60Hz và tối đa 30 bit mỗi pixel (30bpp). Điều này đòi hỏi Display Stream Compression (DSC 1.2a) của VESA đẩy số pixel cao vượt qua các giới hạn phần cứng hiện tại. DSC hứa hẹn mang lại trải nghiệm “lossless”, nghĩa là không làm giảm chất lượng hình ảnh do việc nén.

DisplayPort 2.0 có thể xử lý độ phân giải 16K
DisplayPort 2.0 có thể xử lý độ phân giải 16K

DisplayPort 2.0 cũng hỗ trợ độ phân giải 10240 x 4320 (10K) mà không cần HDR ở 80Hz và lên đến 24bpp. Độ phân giải màn hình đơn này không yêu cầu nén.

Nếu bạn không muốn chạy màn hình có kích thước bảng quảng cáo như vậy, DisplayPort 2.0 cung cấp độ phân giải tuyệt vời cho thiết lập màn hình kép. Chẳng hạn, bạn có thể chạy hai màn hình với độ phân giải 7680 × 4320 (8K) và HDR ở 120Hz với 30bpp (yêu cầu DSC). Nếu bạn muốn một tỷ lệ refresh cao hơn, hãy giảm độ phân giải xuống 3840 × 2160 (4K) để có 144Hz ở 24bpp, không cần nén.

Thiết lập với ba màn hình cũng được hỗ trợ. DisplayPort 2.0 cho phép 10240 × 4320 (10K) ở 60Hz và 30bpp khi nén. Và giống như thiết lập màn hình kép, bạn có thể giảm độ phân giải để có tốc độ refresh tốt hơn: 3840 × 2160 (4K) ở 90Hz và 30bpp mà không cần nén trên 3 màn hình.

Hãy lưu ý về hỗ trợ 30bpp được liệt kê với một số độ phân giải. Đó là màu 30-bit, một bản nâng cấp đáng kể so với màu 24-bit điển hình. Trong đó 24-bit hỗ trợ 26,7 triệu màu khác nhau, 30-bit tăng theo cấp số nhân lên hơn 1 tỷ màu, cần thiết cho HDR10.

Các đầu nối mới và cũ

DisplayPort 2.0 sử dụng cùng một đầu nối DisplayPort truyền thống. Nó tương thích ngược với tất cả các tiêu chuẩn DisplayPort trước đó.

DisplayPort 2.0 sử dụng cùng một đầu nối DisplayPort truyền thống
DisplayPort 2.0 sử dụng cùng một đầu nối DisplayPort truyền thống

Giống như DisplayPort 1.4, tiêu chuẩn mới hoạt động với các cổng USB-C hỗ trợ DP Alt Mode. Tại đây, bạn có thể dùng một cáp duy nhất cho cả video và dữ liệu, cho phép phân phối dữ liệu tốc độ cao mà không ảnh hưởng đến hiệu suất video. Tuy nhiên, không phải tất cả các cổng USB-C đều hỗ trợ DP Alt Mode.

Ngoài USB-C, DisplayPort 2.0 tận dụng layer interface vật lý Thunderbolt 3, một tiêu chuẩn thống nhất hơn cho tương lai. Dùng layer vật lý đó cho phép DisplayPort 2.0 sử dụng encoding scheme 128/132b hiệu quả hơn và có chi phí hoạt động thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, với việc Thunderbolt 3 hợp nhất với USB 4, người dùng mong muốn sự hợp nhất này sẽ giúp DisplayPort 2.0 trở thành cáp thực tế được lựa chọn cho các màn hình cao cấp.

Việc sử dụng cáp nào phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Theo Anandtech, trải nghiệm DisplayPort 2.0 đầy đủ đòi hỏi phải có hệ thống cáp active (chủ động) với bộ thu phát ở cả hai đầu, giống như Thunderbolt 3. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ đắt tiền hơn. Nhưng đối với các yêu cầu băng thông 40Gbps hoặc nhỏ hơn, bạn vẫn có thể sử dụng cáp passive (thụ động).

(Cáp chủ động là cáp đồng để truyền dữ liệu, sử dụng mạch điện tử để tăng hiệu suất của cáp. Không có mạch điện tử, cáp được coi là cáp thụ động).

Việc tiết kiệm năng lượng và các tính năng khác

Bên cạnh những cải tiến về băng thông, DisplayPort 2.0 cũng có một vài sự thay đổi về tính năng, một trong số đó là Panel Replay.

Tính năng mới này tối ưu hóa cách thức màn hình refresh để giúp kiểm soát mức tiêu thụ điện và nhiệt lượng. Ví dụ, với Panel Replay được bật, một thiết bị nhỏ hơn có màn hình độ phân giải cao chỉ cập nhật các yếu tố thay đổi trên màn hình. Điều này cắt giảm bớt các yêu cầu về năng lượng khi sử dụng, đặc biệt là trên những trang web tĩnh hoặc nội dung khác. Nó cũng có thể giúp tăng tốc độ sạc thiết bị khi để nguyên hoặc vừa sạc vừa dùng.

DSC của VESA hiện là một tính năng bắt buộc cho các thiết bị được chứng nhận DisplayPort 2.0. Định dạng nén gần như “lossless” này cho phép các chế độ refresh và độ phân giải siêu cao cho DisplayPort 2.0.

Tính năng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của DisplayPort 2.0 là truyền đa luồng. Cáp DisplayPort 2.0 đơn xử lý nhiều luồng hình ảnh, gửi chúng đến một hub trước khi phân phối các luồng đến những màn hình khác nhau.

Thứ Hai, 09/03/2020 14:45
51 👨 981
0 Bình luận
Sắp xếp theo