Để hỗ trợ người dùng WhatsApp thuận tiện hơn, giờ đây bạn đã có thể dùng 1 tài khoản WhatsApp trên 2 thiết bị hoặc đăng nhập nhiều tài khoản WhatsApp trên 1 thiết bị. Với tùy chọn dùng 1 tài khoản WhatsApp trên 2 thiết bị, bạn có thể dùng trên thiết bị đa nền tảng, trên máy tính hay trên dùng WhatsApp nền web,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn dùng 1 tài khoản WhatsApp trên 2 thiết bị.
WhatsApp Companion Mode là gì?
Chế độ WhatsApp Companion Mode là tính năng truy cập nhiều thiết bị do WhatsApp giới thiệu.
Tính năng này yêu cầu tối thiểu hai thiết bị: Một thiết bị chính có tài khoản WhatsApp đang hoạt động và một hoặc nhiều thiết bị đồng hành đã thiết lập tài khoản. Điều này có nghĩa là tất cả tin nhắn và lịch sử trò chuyện của bạn sẽ được chuyển dễ dàng từ thiết bị chính sang thiết bị đồng hành.
Khi bạn truy cập trang cài đặt ứng dụng WhatsApp trên thiết bị đồng hành, trang sẽ hiển thị trạng thái cho biết: Đây là thiết bị được liên kết. Tất cả tin nhắn đều được mã hóa đầu cuối, đảm bảo rằng lịch sử trò chuyện của mỗi thiết bị, mặc dù giống nhau, vẫn được bảo mật riêng biệt.

Mỗi khi thiết bị đồng hành kết nối với Internet, ứng dụng WhatsApp của thiết bị đó sẽ hiển thị tất cả tin nhắn mới nhất, bất kể bạn đã đăng xuất khỏi WhatsApp trên điện thoại chính của mình hay chưa. Lúc này, tài khoản của bạn không còn bị ràng buộc với một thiết bị duy nhất nữa. Tính năng này chỉ kéo dài trong 14 ngày, sau đó bạn cần đăng nhập lại.
Bạn có thể sử dụng WhatsApp Companion Mode trên tối đa 4 thiết bị. Chúng có thể bao gồm điện thoại và máy tính bảng Android hoặc iPhone và iPad. Rõ ràng là bạn không thể sử dụng cùng một tài khoản WhatsApp trên cả iOS và Android.
Hướng dẫn dùng 1 tài khoản WhatsApp trên 2 thiết bị
Bước 1:
Tại điện thoại phụ chúng ta nhấn vào Đồng ý và tiếp tục. Tiếp đến trong giao diện mới bạn nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm ở góc phải trên cùng màn hình.


Bước 2:
Hiển thị tùy chọn, chúng ta nhấn vào Liên kết làm thiết bị đồng hành.
Bước 3:
Lúc này hiển thị mã QR để chúng ta tiến hành quét mã tài khoản WhatsApp trên thiết bị chính.
Bước 4:
Bây giờ bạn truy cập vào ứng dụng WhatsApp trên thiết bị chính, rồi nhấn vào mục Cài đặt ở góc dưới. Chuyển sang giao diện các tùy chọn cho tài khoản, bạn nhấn vào Thiết bị liên kết.


Bước 5:
Tiếp tục bạn nhấn vào Liên kết thiết bị để liên kết với thiết bị phụ cần dùng. Lúc này bạn cần quét mã QR trên thiết bị phụ để liên kết tài khoản WhatsApp trên thiết bị chính.


Ngay lập tức thiết bị đã được liên kết với nhau cùng 1 tài khoản WhatsApp.
Trên thiết bị phụ sẽ tiến hành tải đoạn chat WhatsApp từ thiết bị chính và sau đó hiển thị trên giao diện thiết bị phụ để chúng ta nhắn tin WhatsApp ở 2 thiết bị khác nhau.


Lợi ích và bất lợi khi sử dụng WhatsApp trên hai hoặc nhiều điện thoại
WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin được yêu thích. Mọi người thường xuyên sử dụng ứng dụng này để giao tiếp với nhiều người. Companion Mode có rất nhiều lợi thế.
- Bạn không phải lúc nào cũng mang theo điện thoại chính của mình: Sử dụng thiết bị đồng hành giúp bạn không phải mang theo điện thoại chính của mình ở mọi nơi. Ứng dụng này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát, trộm cắp hoặc hư hỏng do mưa, bụi và các yếu tố khác.
- Giảm thiểu khả năng tài khoản WhatsApp của bạn bị lộ: Bạn có thể xóa từ xa ứng dụng đồng hành của mình trên một thiết bị khác. Để duy trì đặc quyền này, bạn chỉ cần đăng nhập vào thiết bị WhatsApp chính của mình sau mỗi 14 ngày.
- Các liên hệ của bạn không cần biết về những thiết bị bổ sung của bạn: Tất cả các thiết bị WhatsApp của bạn hoạt động đồng thời và số điện thoại của bạn không thay đổi. Người nhận cuộc trò chuyện và liên hệ của bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào.
- Hỗ trợ khách hàng được cải thiện: WhatsApp được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ trò chuyện với khách hàng. Nếu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể thuê tổng cộng 4 nhân viên để vận hành tài khoản hợp lý trên các thiết bị khác nhau.
Về mặt chức năng, Companion Mode rất khác so với WhatsApp trên Web hoặc WhatsApp trên desktop Windows/Mac. Chế độ này đảm bảo tài khoản WhatsApp của bạn "luôn bật" bất kể thiết bị nào. Các phương pháp còn lại yêu cầu bạn phải thường xuyên đăng nhập vào điện thoại chính của mình để đồng bộ tin nhắn.
Tính năng này có một số hạn chế và nhược điểm. Vì bạn phải đăng nhập một lần sau mỗi 14 ngày trên thiết bị chính, nên nếu thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, tài khoản WhatsApp của bạn sẽ không thể khôi phục. Tuy nhiên, ít nhất bạn có thể sao lưu lịch sử trò chuyện trước đó của mình trên Google Drive.