So sánh DDR3 và DDR4

DDR3 đã từng là loại RAM máy tính phổ biến nhất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nó dần được thay thế bởi DDR4. Dưới đây là sự khác biệt giữa DDR3 so với DDR4 và lý do tại sao bạn cần quan tâm đến những khác biệt này.

Thông tin cơ bản về DDR3 và DDR4

DDR3DDR4
  • Ra mắt: 2007
  • Dung lượng tối đa: 8GB mỗi mô-đun
  • Điện áp hoạt động: 1,5V
  • Tốc độ thấp nhất: 800 triệu MT/s
  • Độ trễ: 12,5ms
  • Ra mắt: 2014
  • Dung lượng tối đa: 16GB mỗi mô-đun
  • Điện áp hoạt động: 1,2V
  • Tốc độ: 1600 triệu MT/s
  • Độ trễ: 12,75ms

Cách tốt nhất để hình dung về DDR3 và DDR4 là coi chúng giống như các phiên bản Windows, thay vì các sản phẩm cạnh tranh. DDR là viết tắt của “Double Data Rate” (tốc độ dữ liệu gấp đôi) và là một tiêu chuẩn. Mặc dù có nhiều nhà sản xuất RAM nhưng các thương hiệu đều phải tuân thủ tiêu chuẩn. Số 3 và 4 đề cập đến phiên bản của tiêu chuẩn, với DDR4 là phiên bản mới hơn. Mặc dù các loại RAM thường trông giống nhau, nhưng hãy nhớ rằng bạn nên gắn bó với một thương hiệu khi thay thế RAM.

RAM DDR3 và DDR4 sử dụng bộ pin khác nhau trong bo mạch chủ, do đó, bo mạch chủ tương thích với DDR3 sẽ không tương thích với DDR4 và ngược lại. Bất kỳ máy tính nào được sản xuất từ năm 2007 đến 2013 sẽ chỉ tương thích với DDR3 và có thể cả DDR2. Máy tính được sản xuất từ năm 2014 trở đi, bạn cần đọc thông tin cấu hình máy, xem hướng dẫn sử dụng để biết main hỗ trợ RAM nào.

Bạn thường phân vân vấn đề này khi thay thế, nâng cấp RAM hoặc tái sử dụng máy tính cho các mục đích như chạy máy chủ in (print server) hoặc duy trì mạng gia đình, bạn có thể xem xét thay thế RAM DDR2 bằng DDR3 trong một số trường hợp nhất định.

Ưu điểm và nhược điểm của DDR3

Ưu điểm:

  • Giá thấp
  • Phổ biến
  • Có thể cải thiện tốc độ của các thiết bị cũ

Nhược điểm

  • Không tương thích với một số CPU
  • Có thể yêu cầu nâng cấp ứng dụng, driver
  • Bo mạch chủ phải có pin DDR3
  • Khó mua hơn theo thời gian

Giống như DDR3 với DDR4, DDR2 và DDR3 cũng có thiết kế pin khác nhau. Tuy nhiên, có một số bo mạch chủ có khe cắm cho cả hai, thường được tìm thấy trong các máy tính được sản xuất vào khoảng năm 2007, khi DDR3 lần đầu tiên xuất hiện. Việc bạn có thể nâng cấp hay không sẽ được quyết định bởi bo mạch chủ trong thiết bị.

Có những lợi ích khi nâng cấp nếu bạn có thể làm như vậy. Hãy nhớ rằng CPU của bạn sẽ cần phải tương thích với DDR3, cũng như không phải tất cả các ứng dụng và công cụ bạn sử dụng đều được xây dựng để hỗ trợ nó. Nhưng nó có thể giúp bạn giữ một thiết bị cũ hoạt động lâu hơn và đáng xem xét trong các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, DDR3 sẽ trở nên khó tìm hơn vì nó ngày càng trở nên lỗi thời.

DDR3 và DDR4
DDR3 và DDR4

Ưu điểm và nhược điểm của DDR4

Ưu điểm

  • RAM nhanh nhất hiện nay
  • Kích thước mô-đun lớn nhất
  • Tương thích với hầu hết bo mạch chủ hiện tại

Nhược điểm

  • Giá cao hơn
  • Hiệu suất phụ thuộc vào CPU
  • Bị thay thế vào năm 2020

Có thể thay thế DDR3 bằng DDR4 hay không phụ thuộc vào bo mạch chủ của máy. Chỉ có rất ít bo mạch chủ hỗ trợ cả hai chipset, nhưng chúng rất hiếm và thường không được sử dụng trong các máy tính thông thường để giảm chi phí.

Vấn đề chính với DDR4 là nó sắp bị thay thế. Hiệp hội đồng thiết kế các thiết bị điện tử JEDEC, đơn vị kiểm soát tiêu chuẩn DDR, đã thông báo rằng phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn, DDR5, sẽ có sẵn cho các nhà sản xuất vào năm 2020, sau 2 năm lên kế hoạch. Mặc dù RAM DDR4 vẫn sẽ được sử dụng, nhưng số lượng sẽ bắt đầu giảm dần vào năm 2020 trong các sản phẩm cao cấp cho tới những thiết bị phổ thông.

Kết luận cuối cùng

Việc bạn có nâng cấp RAM hay không sẽ phụ thuộc vào cấu hình máy tính và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang cân nhắc xem có nên nâng cấp một thiết bị cũ hay đổi nó lấy một thiết bị mới, tốt hơn là bạn nên chờ đợi.

Thứ Tư, 05/02/2020 17:45
4,65 👨 9.268
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ RAM, Card