Bài viết dưới đây được chuyển ngữ từ bài hướng dẫn của Brian Dean đăng trên trang Backlinko - một chuyên gia SEO và doanh nhân khởi nghiệp nổi tiếng. Lĩnh vực chuyên sâu của Brian là mang tới các chiến lược thực tiễn và hiệu quả cho những người khởi nghiệp cũng như các chuyên gia Marketing, từ đó giúp họ tăng traffic cho website và thứ hạng trên bộ tìm kiếm.
Có lẽ bạn đã biết rằng YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là nguồn kiếm traffic khổng lồ vô cùng hấp dẫn. Trên thực tế thì YouTube có tới hơn 30 triệu người truy cập mỗi ngày. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra mọi điều bạn cần biết để SEO YouTube, bao gồm cả cách để tăng thứ hạng video trên cả Google và YouTube.
Trước khi đi vào bài hướng dẫn, hãy xem ví dụ về 1 video mẫu mà tôi đã SEO với 1 từ khóa rất cạnh tranh là "SEO strategy", hiện giờ video này đang đứng vị trí thứ nhất trong bộ tìm kiếm video của Google.
Video của Brian với từ khóa "SEO strategy" đứng thứ #1 trên trang tìm kiếm video
Giờ thì bạn đã có bằng chứng để công nhận rằng tôi biết mình đang nói về điều gì. Giờ hãy bắt tay vào tìm hiểu hệ thống từng bước mà tôi đã dùng để tạo ra thứ hạng video top 5.
Bước #1 - Tìm "video keyword"
Cũng như bất cứ việc SEO nào khác, SEO video YouTube cũng bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa. Mục tiêu khi tìm từ khóa là nó có được kết quả đến từ trang YouTube hiển thị trên trang đầu tiên của Google. Những từ này được gọi là "video keywords".
Xem thêm: 5 lỗi sai thường mắc khi nghiên cứu từ khóa cho SEO
Không giống như các SERP (Search Engine Resule Page) thông thường cho ra 10 trang web kết quả, với Video Keywords, Google đưa ra 1 chuỗi kết quả trên trang đầu tiên cho kết quả tìm kiếm video.
Hình ảnh 1 số video hướng dẫn hiển thị trên trang đầu tiên
Thông thường thì Google có xu hướng sử dụng kết quả video với các loại từ khóa như:
- Cách làm, ví dụ như "how to shave a cat"
- Đánh giá, ví dụ như "Bluhost review"
- Hướng dẫn, ví dụ như "setting up WordPress"
- Liên quan tới thể thao hoặc luyện tậ, như "Cardio kickboxing"
- Các video hài hước như "Cute animals"
Tại sao lại cần phải chú ý tới điều này?
Nếu như bạn chỉ tối ưu video xung quanh từ khóa không hiển thị trên kết quả video của Google thì bạn sẽ chỉ có thể lấy được traffic từ những người tìm trên YouTube. Nhưng nếu tối ưu hóa Video Keyword, bạn sẽ có thể lấy được traffic cho video trực tiếp từ trang đầu tiên của Google trong kết quả tìm kiếm.
Làm sao để tìm Video Keywords
Cách dễ dàng nhất để tìm được video keyword là tìm các từ khóa trong ngành của mình, sau đó xem chúng có đưa ra kết quả là video trên YouTube hay không, ví dụ như trong hình ảnh dưới đây.
Kết quả tìm kiếm có hiển thị video YouTube ở trang nhất
Một khi đã tìm ra video keyword, đã đến lúc bạn kiểm tra xem lượng tìm kiếm từ khóa đó có đủ nhiều hay không. Bởi các video cũng không mất nhiều thời gian để "tụ họp với nhau" nên bạn cũng không nhất thiết phải đi theo các từ khóa có lượng tìm kiếm quả lớn. Chỉ cần đảm bảo từ khóa đó có ít nhất 300 lượt tìm kiếm mỗi tháng trên Google (bạn có thể tìm kiếm thông tin này bằng công cụ Google Keyword Planner).
Tìm thông tin về số lượt tìm kiếm từ khóa bằng Google Keyword Planner
Tại sao lại là con số 300 lượt mỗi tháng?
Nếu một từ khóa có ít nhất 300 lượt tìm kiếm 1 tháng thì bạn có thể tin rằng nó cũng có lượt tìm kiếm kha khá trong YouTube. Và nếu bạn có thể đưa video của mình lên thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google thì cũng sẽ có nhiều người trong số 300+ lượt tìm kiếm hàng tháng đó click vào video của bạn trong kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều traffic chất lượng cho video, và sau cùng là, cho trang của bạn.
Xem thêm: 7 cách kết hợp SEO và Content Marketing để tạo ra traffic chất lượng
Dưới đây là 1 ví dụ thực tế
Bởi Backlinko là 1 trang ngách về SEO, tôi sẽ tìm kiếm video keyword sử dụng các từ khóa như "keyword research tips", "how to build backlinks" hay "SEO tutorial". Bingo! Từ khóa "SEO tutorial" có đưa ra 2 kết quả video YouTube trên trang kết quả của Google.
Kết quả hiển thị 2 video với từ khóa "SEO tutorial"
Khi sử dụng Google Keyword Planner, chắc chắn rồi, kết quả tìm kiếm cũng vượt quá con số tối thiểu 300 lượt tìm kiếm 1 tháng. Vậy nên đây sẽ là 1 từ khóa tốt để xây dựng video quanh đó. Giờ hãy nói tới việc tạo video.
Bước #2 - Tạo video (tuyệt vời)
Cũng như bất kì việc kinh doanh nào, càng nỗ lực vào việc làm video, bạn càng có thể khai thác được nhiều kết quả từ đó. Cá nhân tôi, tôi thuê cả 1 thợ làm video chuyên nghiệp, trả tiền để người biên tập thêm đồ họa đẹp, thuê studio... Nghe có vẻ đắt đỏ nhưng không hề. Nếu bạn là người dè dặt trong chi tiêu thì có thể ghi âm giọng mình khi trình chiếu PowerPoint bằng phần mềm ScreenCast-O-Matic. Không cần phải tạo ra sản phẩm quá "khủng" ngay từ đầu. Miễn là video của bạn có giá trị và người khác thấy thú vị khi xem là bạn có thể tiếp tục.
Tôi nhấn mạnh tới chất lượng bởi sự tương tác, gắn bó của người dùng là tín hiệu quan trọng nhất khi rank video YouTube. Nếu video của bạn không có giá trị gì thì nó sẽ không thể leo lên được cho dù bạn có tối ưu SEO ra sao. Không như với Google, khi bạn có thể dùng backlink và nhiều dấu hiệu khác để đánh giá chất lượng nội dung, YouTube không "dư dả" tới mức đó. Chúng ta sẽ chỉ có thể đánh giá chất lượng video dựa trên mức độ tương tác của người xem với nó.
Chỉ số trải nghiệm người dùng mà YouTube sử dụng
Đây là những gì mà YouTube dùng để quyết định chất lượng video của bạn
- Thời gian giữ chân người xem video - thời gian người xem ở lại trên video (càng lâu càng tốt)
- Bình luận - Nếu mọi người bình luận thì có lẽ là họ yêu thích video hơn (hoặc ít nhất thì cũng đã xem)
- Đăng ký theo dõi sau khi xem - Nếu ai đó đăng ký theo dõi kênh YouTube của bạn sau khi xem thì đây là 1 tín hiệu cực kì tốt cho thấy bạn đã có được 1 video hay.
Người dùng đăng ký theo dõi (Subscribe) là 1 dấu hiệu rất tốt
- Chia sẻ - Bao nhiêu người chia sẻ video của bạn trên các mạng xã hội như Google+ hay Twitter.
- Yêu thích - Bao nhiêu người thích video hoặc đưa nó vào danh sách xem sau "Watch Later" của họ.
- Thumbs up hoặc Thumbs down - Chỉ việc nhấn nút thích hoặc không thích video.
Nếu muốn xem kết quả video của mình đã "thể hiện" ra sao, bạn có thể sử dụng các dữ liệu của YouTube Analytics.
Nếu tạo ra video hay, thuộc hàng top thì nhiều khả năng là bạn sẽ có được thời gian xem lâu hơn, nhiều lượt thích, bình luận và tất cả những điều mà người dùng YouTube nào cũng muốn thấy trên video của mình.
Hãy làm video dài ít nhất 5 phút
Cũng như các bài viết dựa trên số từ, video dài cũng sẽ có thứ hạng tốt hơn. Tôi thường thấy những video dài có thứ hạng cao hơn trên các bộ tìm kiếm của Google và YouTube. Ví dụ như nếu bạn tìm kiếm với từ khóa "WordPress", bạn sẽ thấy kết quả đứng đầu có thời lượng rất dài.
Kết quả tìm kiếm video với từ khóa WordPress
Vì thế khi làm video, hãy nhắm tới thời lượng ít nhất 5 phút. Đừng lo vì việc nó dài quá bởi mọi người sẽ xem nếu nó hay. Giờ đã có video, hãy bắt tay vào việc tối ưu video và tải nó lên YouTube.
Bước #3 - Tải video lên YouTube và luôn để ý tới vấn đề SEO YouTube
Dưới đây là 1 số cách để tạo ra những giá trị SEO từ chính video.
Tên file video
Khi đã làm xong video, đừng quên sử dụng từ khóa trong tên video. Ví dụ như nếu bạn muốn hướng tới từ khóa "weigh loss tips" thì hãy đặt tên cho video là "weight_loss_tips_video.mp4".
Tiêu đề video
Tiêu đề video nên dài ít nhất 5 từ. Bằng cách đó, bạn có thể chèn vào từ khóa đầy đủ của mình mà không phải cắt bớt. Ví dụ như tiêu đề video của tôi "Advanced SEO Strategy That Gets Results" gồm 5 từ và trong đó có 2 từ trong từ khóa tôi hướng tới là "Advanced SEO".
Tip quan trọng
Cũng như với các bài đăng trên blog, tôi nhận ra là sẽ có chút hiệu quả SEO tốt hơn khi bạn đặt từ khóa ở ngay đầu tiêu đề. Vậy nên nếu bạn đang cố SEO với từ khóa "Surfing tutorial" thì hãy đặt tiêu đề như thế này "Surfing Tutorial: Learn How to Ride a Wave Today".
Đoạn mô tả video
Đoạn mô tả cho video là vô cùng quan trọng bởi Google và YouTube không thể nghe video của bạn mà chúng sẽ dựa vào đoạn mô tả bằng văn bản để xác định nội dung video. Dưới đây là 1 số điều cần ghi nhớ cho đoạn mô tả video:
- Đặt link ở ngay phía đầu video (điều này sẽ tối đa hóa tỉ lệ nhấp chuột CTR (Click Through Rate) cho website của bạn)
- Có chèn từ khóa trong 25 từ đầu tiên.
- Đoạn mô tả dài ít nhất 250 từ.
- Từ khóa xuất hiện từ 3 tới 4 lần.
Đoạn mô tả được tối ưu cho SEO này sẽ giúp nói cho Google và YouTube biết video của bạn đang nói về điều gì mà không bị spam. Đây là ví dụ về 1 đoạn mo tả cho video được tối ưu hóa với từ khóa "Advanced SEO".
Đoạn mô tả cho video YouTube cũng cần được viết chuẩn SEO
Hãy đọc trường hợp cụ thể về chiến lược SEO nâng cao tại địa chỉ này: http://backlinko.com.high-quality-...
Link mũ trắng sẽ mang tới nhiều traffic hơn cho kết quả tìm kiếm...
...và nhiều traffic hơn nghĩa là doanh thu của bạn sẽ tăng lên...
Nhưng câu hỏi là LÀM THẾ NÀO để những link này thực sự hiệu quả? Và quan trọng hơn là làm thế nào để có những link này mà trang của bạn không bị phạt?
Đó CHÍNH XÁC là những gì tôi muốn chia sẻ trong video này.
Bạn sẽ được biết:
- Quy trình 3 bước để lấy được link từ trang authority site trong ngành của bạn (tôi gọi kĩ thuật này là "The Moving Man Method"). Bạn có thể sử dụng kỹ thuật SEO này cho mọi ngành kinh doanh, nhưng nó sẽ hiệu quả đặc biệt với ngành thương mại điện tử.
- Làm thế nào nâng các công việc liên quan như Borders Books, BlockBuster Video và thêm traffic cho trang.
- Bản script từng từ chính xác giúp bạn thuyết phục chủ trang và blogger link tới trang của bạn.
Giờ hãy đi qua từng bước trong chiến lược SEO nâng cao này.
Thẻ tag
Tag không phải là quá quan trọng nhưng chúng cũng có thể giúp ít nhiều. Chỉ cần 1 vài từ khóa cũng có thể giúp YouTube và Google biết được nội dung video của bạn.
Những thẻ đánh dấu không chỉ giúp tăng thứ hạng cho từ khóa bạn hướng tới mà còn giúp hiển thị video của bạn thường xuyên hơn dưới dạng video liên quan của YouTube. Khi ai đó xem video có sử dụng thẻ tag tương tự thì video của bạn có thể sẽ được hiển thị ở bên cạnh.
Dùng thẻ tag để tăng khả năng hiển thị ở video liên quan
Khi đã hoàn thành các bước trên, hãy chọn "Save Changes" và để video của bạn bước chân vào thế giới YouTube.
Xem thêm: Những điều cần nhớ khi SEO video YouTube
Bước #4 - Nhận view cho video
Chúng ta đã nói nhiều về những tín hiệu về trải nghiệm người dùng. Để video có thể rank cao với các từ khóa cạnh tranh, bạn cần phải có nhiều video. Càng nhiều lượt xem thì thứ hạng sẽ càng cao. Nhưng cần nhớ rằng đây phải là lượng view thật.
YouTube có thể phát hiện ra view giả, đó là lý do tôi không khuyến khích việc sử dụng các dịch vụ trên Fiverr để tăng view. Như chúng ta đã nói, lượt xem có thời lượng lâu cũng đáng giá như vàng. Dưới đây là 1 số chiến thuật bạn có thể dùng để thêm view cho video của mình.
Đề cập tới video trong Quora và các trang Q&A khác
Quora, Yahoo! Answers và các trang Q&A khác là một trong những website phổ biến trên web (Quora đứng trong top 500 của Alexa). Nhưng nếu bạn tới đó là dán link khắp nơi, bạn có thể sẽ sớm bị cấm nick, trừ khi đó là link YouTube.
Bởi khi bạn đăng video của mình lên nơi mà mọi người đang tìm kiếm thông tin về 1 chủ đề nào đó thì lượt xem mà bạn có được sẽ có thời lượng giữ chân cực kì cao. Hãy tìm kiếm câu hỏi về chủ đề liên quan tới video của bạn.
Sau đó dán link video vào, hoặc tốt hơn là nhúng chúng vào câu trả lời của bạn.
Gắn link video vào chữ kí của email
Những người thường trao đổi email với bạn thường cũng sẽ thích bạn. Nếu giống tôi, bạn sẽ nhận được cả tấn email. Vậy nên khi gắn link video vào chữ kí của email, lượt xem video cũng có thể có được thời gian xem lâu hơn.
Nhúng video vào blog
Bất kì khi nào đăng bài trên blog (trên trang của bạn hoặc trên trang khác dưới dạng guest post), hãy tự nghĩ rằng:
"Mình có thể nhúng video YouTube vào chỗ nào trong bài này?"
Ví dụ như khi tôi đăng 1 bài phân tích về phương pháp The Moving Man Method, tôi nhúng video giải thích cách hoạt động của phương pháp này.
Điều này sẽ giúp cho video của tôi nhận được hàng trăm lượt xem cực kì chất lượng./.